Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

70% người lao động khó có cơ hội hưởng lương hưu, vì sao?

Kinhtedothi - Năm 2019, chỉ có 30% số người lao động (NLĐ) trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) có cơ hội được hưởng lương hưu.

Ngày 10 và 11/10, Bộ LĐTB&XH tổ chức Hội thảo Xây dựng Bộ luật Lao động (BLLĐ) sửa đổi từ góc nhìn các vấn đề dân số và bình đẳng giới.
Người lao động tham gia ứng tuyển tại phiên Giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm.
Tại hội thảo, TS Trần Hải Nam - Phó Vụ trưởng Vụ BHXH, Bộ LĐTB&XH thông tin, dân số cao tuổi ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dân số. Điều này đồng nghĩa với tốc độ già hóa dân số của Việt Nam nhanh nhất thế giới.
Không chỉ thế, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động so với dân số già sẽ giảm từ 6,6 xuống còn 2,1 trong vòng 40 năm tới. Tuổi thọ khỏe mạnh, sức khỏe của người Việt Nam có xu hướng tăng. Năm 2015, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam là 73,3, dự báo đến năm 2049 là 80,4 tuổi.
Tuy nhiên, ông Hải Nam cũng báo động về thiếu hụt lao động trong tương lai, bởi, số lao động tăng trung bình mỗi năm có xu hướng giảm dần. Cụ thể, giai đoạn 2000 - 2005 là 1,2 triệu lao động thì đến năm 2014 - 2019 chỉ còn 400.000 lao động.
Khi già hóa dân số dẫn đến thách thức trong việc đảm bảo an sinh xã hội. Năm 2019, số người tham gia BHXH chiếm khoảng 30% lực lượng lao động. 70% NLĐ còn lại trong lực lượng lao động khó có cơ hội được hưởng hưu khi đến tuổi nghỉ hưu.
Cùng với đó là thách thức về đảm bảo cân đối tài chính quỹ hưu trí tử tuất trong dài hạn. Bởi số người hưởng thụ gia tăng nhanh hơn số người tham gia; số năm thụ hưởng của người hưởng lương hưu tăng; mất cân đối trong tỷ lệ đóng góp và thụ hưởng.
Việc làm cho lao động cao tuổi cũng được đặt ra, bởi nhu cầu được tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu hiện nay là rất lớn. Có tới 60% lao động nữ và nam tiếp tục làm việc ở độ tuổi 60 trở lên đối với nam và 55 trở lên đối với nữ.
Để đảm bảo và duy trì lực lượng lao động, đảm bảo phù hợp với sức khỏe, thu hẹp dần về khoảng cách về tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ cũng như giảm áp lực cân đối tài chính quỹ hưu trí – tử tuất, dự thảo BLLĐ sửa đổi đã có đề xuất phương án điều chỉnh tuổi nghỉ hưu.
Theo đó, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin tài trợ