Bị ong đốt, 3 người đàn ông nhập viện vì sốc phản vệ nặng
Kinhtedothi - Theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), phòng khám Hùng Vương Chân Mộng vừa cấp cứu cho 3 trường hợp bị ong đốt nhiều vào vùng đầu mặt và thân mình dẫn đến sốc phản vệ nặng.
Bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh nhân bị ong đốt. Ảnh: BVCC |
Theo đó, cách vào viện khoảng 30 phút, khi đang làm việc, 3 bệnh nhân bị ong đốt nhiều vào vùng đầu mặt và thân mình, nhưng không rõ loại ong. Sau khi bị đốt, các bệnh nhân xuất hiện đau vùng đầu và mặt nhiều. Khoảng 5 phút sau, các bệnh nhân xuất hiện cơn khó thở, tức ngực nhẹ và được người dân gọi xe cấp cứu.
Khi vào viện, tình trạng các bệnh nhân khó thở nhanh nông, da niêm mạc kém hồng, chẩn đoán ban đầu xác định phản vệ mức độ nặng do ong đốt giờ thứ nhất.
Các bác sĩ đã nhanh chóng xử trí, tiêm adrenalin 1mg 1/2 ống tiêm bắp ngay lúc vào. Sau 5 phút, tiếp tục chống dị ứng, truyền dịch, giảm đau, thở oxy. Sau khoảng 10 phút, bệnh nhân đỡ khó thở, các chỉ số sinh tồn ổn định dần về bình thường và sau đó bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện đa khoa Hùng Vương để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Theo các bác sĩ, phản vệ là một tai biến nghiêm trọng, có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý nhanh chóng, đúng cách. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh, ngay lập tức sau khi bị ong đốt hoặc sau khi ăn một loại thức ăn lạ. Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân cần cẩn trọng với các loại côn trùng khi bị đốt, khi có các triệu chứng sẩn ngứa, sưng phù vùng mặt, tê bì miệng lưỡi, đau tức ngực khó thở, đau bụng, nôn, tiêu chảy, đau đầu cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Cách chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng tại nhà, tránh biến chứng nguy hiểm
Kinhtedothi - Thời gian gần đây, bệnh tay chân miệng đang có xu hướng tăng nhanh tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
Vòng tránh thai “đi lạc” vào bàng quang
Kinhtedothi - Ngày 3/7, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, bệnh nhân L.T.H.T. (40 tuổi, Nam Định) vào khoa Tiết niệu dưới (B2B), Trung tâm Tiết niệu và Nam khoa, của bệnh viện với biểu hiện đau tức vùng hạ vị, tiểu máu, tiểu buốt.
Gia tăng bệnh tay chân miệng ở trẻ
Kinhtedothi - Bệnh tay chân miệng ở nước ta từ đầu năm 2023 đến nay có sự gia tăng tỷ lệ ca mắc dương tính với chủng EV71. Trung bình cả nước ghi nhận 350 ca/tuần phải nhập viện, trong đó 10% số bệnh nhi cần phải sử dụng thuốc đặc trị Immunoglobulin.