Bình Định hướng đến PCI thuộc top 3 khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên
Kinhtedothi - Bình Định đặt mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu kết quả Chỉ số PCI của tỉnh nằm trong nhóm 20 địa phương dẫn đầu cả nước và nhóm 3 địa phương dẫn đầu khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, điểm Chỉ số năm sau cao hơn năm trước…
Sáng 19/5, trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, ông Nguyễn Bay - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Bình Định cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch Cải thiện, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh (Chỉ số PCI) đến năm 2025.
Cụ thể, Bình Định hướng đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số PCI của tỉnh một cách bền vững; tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về ý nghĩa và tầm quan trọng của Chỉ số PCI.
Đồng thời, Bình Định hướng đến việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh trong việc cải thiện kết quả và thứ bậc xếp hạng Chỉ số PCI của tỉnh. Qua đó, góp phần tạo môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, năng động và thuận lợi nhằm thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp. Đồng thời, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.
Cụ thể, Bình Định đặt mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu kết quả Chỉ số PCI của tỉnh nằm trong nhóm 20 địa phương dẫn đầu cả nước và nhóm 3 địa phương dẫn đầu khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên, điểm Chỉ số năm sau cao hơn năm trước; phấn đấu cải thiện số điểm của các chỉ số thành phần.
Một số nội dung cụ thể như Chỉ số “Gia nhập thị trường” đạt từ 8,65 điểm trở lên; Chỉ số “Cạnh tranh bình đẳng” đạt từ 6,7 điểm trở lên; Chỉ số “Tính năng động của chính quyền” đạt từ 7,0 điểm trở lên; Chỉ số “Tiếp cận đất đai” đạt từ 7,3 điểm trở lên; Chỉ số “Tính minh bạch” đạt từ 7,1 điểm trở lên; Chỉ số “Chi phí thời gian” đạt từ 8,1 điểm trở lên; Chỉ số “Chi phí không chính thức” đạt từ 7,1 điểm trở lên; Chỉ số “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” đạt từ 6,32 điểm trở lên; Chỉ số “Đào tạo lao động” đạt từ 6,85 điểm trở lên; Chỉ số “Thiết chế và an ninh trật tự” đạt từ 7,2 điểm trở lên.
Để thực hiện kế hoạch trên, UBND tỉnh Bình Định giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì, tham mưu UBND tỉnh triển khai các giải pháp cải thiện Chỉ số PCI, Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, TP (Chỉ số DDCI). Đồng thời, phân tích, đánh giá kết quả Chỉ số PCI, Chỉ số DDCI hằng năm để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện.
Song song đó là hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ để cải thiện Chỉ số PCI, Chỉ số DDCI theo phân công nhiệm vụ. Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch này của các cơ quan, đơn vị, địa phương và tổng hợp, báo cáo, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh theo quy định.
Theo kết quả công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về Báo cáo Chỉ số PCI năm 2021, tổng số điểm PCI tỉnh Bình Định đạt được là 68,32 (tăng 5,14 điểm so với năm 2020), xếp thứ 11 (thuộc nhóm Tốt), tăng 26 bậc so với năm 2020 (xếp thứ 37).
Trong 12 địa phương thuộc Vùng duyên hải miền Trung, Bình Định đứng thứ 3 (tăng 7 bậc so với năm 2020) đứng sau Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế và đứng trên 9 tỉnh gồm Phú Yên, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Khánh Hòa.
Trong 10 chỉ số thành phần, có 07 chỉ số tăng điểm so với năm 2020 là: Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự (+0,31), Chi phí thời gian (+0,21), Tính minh bạch (+0,63), Chi phí không chính thức (+1,23), Tính năng động của chính quyền tỉnh (+1,08), Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (+1,59), Cạnh tranh bình đẳng (+0,35).
Trong khi đó, 03 chỉ số giảm điểm là: Gia nhập thị trường (-1,14), Tiếp cận đất đai (-0,18), Đào tạo lao động (-0,43).
Hà Nội trong Top 10 bảng xếp hạng PCI
Kinhtedothi - Sáng 27/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2021 (PCI 2021).
Cải thiện chỉ số PCI: Nâng cao chất lượng thực thi vì doanh nghiệp
Kinhtedothi - Trưởng ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn, đại diện cho nhóm nghiên cứu PCI chia sẻ, thời gian tới, chính quyền địa phương cần thúc đẩy, nâng cao chất lượng thực thi nhằm thúc đẩy kinh tế và cộng đồng DN phát triển.
Đồng bằng sông Cửu Long: Chỉ số PCI biến động mạnh
Kinhtedothi - Kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cho thấy nhiều sự thay đổi về điểm số cũng như xếp hạng, điểm trung bình của các chỉ số thành phần có sự biến động mạnh so với năm trước.