Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ Y tế đề nghị chấn chỉnh việc cách ly chống dịch chưa phù hợp

Kinhtedothi - Ngày 17/1, Bộ Y tế đã có công văn gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về việc chấn chỉnh các biện pháp phòng chống dịch không phù hợp.

Theo đó, gần đây các phương tiện truyền thông liên tục có phản ánh về việc một số địa phương áp dụng biện pháp quản lý, cách ly chưa phù hợp hay việc trạm y tế tự ý thu tiền xét nghiệm khi đến tiêm vaccine Covid-19.

Chính quyền một số địa phương thực hiện khóa cổng của gia đình có người trở về từ vùng dịch.

Nhằm thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ theo tinh thần Nghị quyết số 128 và các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về các biện pháp phòng chống dịch, việc triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xác minh hoặc điều tra để làm rõ nội dung thông tin báo nêu. Nếu có vi phạm yêu cầu xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật hoặc chuyển ngay hồ sơ đến cơ quan công an để xem xét, xử lý.

Đồng thời, các địa phương cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo đúng quy định. Bộ cũng lưu ý kịp thời chấn chỉnh việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch không phù hợp, kiên quyết không để xảy ra các hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là sắp đến Tết Nguyên đán, nhiều địa phương ban hành thêm các quy định để kiểm soát người đến từ vùng cam, vùng đỏ.

Trong đó một số địa phương yêu cầu thực hiện biện pháp cách ly người về từ vùng đỏ và vùng cam. Đơn cử, tại Hải Phòng người từ vùng vàng và vùng xanh về phải tự theo dõi sức khỏe trong 7-14 ngày.

Còn tại Thanh Hóa, có nơi chính quyền thôn, xã khóa cổng gia đình có người trở về từ vùng dịch gây bức xúc trong dư luận.

Một số nơi yêu cầu người đến từ tỉnh, thành có ca nhiễm cộng đồng vào địa bàn phải có kết quả test nhanh âm tính trong 48 giờ hoặc giấy xét nghiệm PCR âm tính trong 72 giờ.

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến ngày 16/1, cả nước có 33 tỉnh, thành vùng xanh (cấp độ dịch 1); 23 tỉnh vùng vàng (cấp độ dịch 2); 7 tỉnh vùng cam (cấp độ dịch 3), không có tỉnh, thành thuộc vùng đỏ. Trong đó, vùng xanh là vùng có mức độ bình thường mới trong phòng chống dịch Covid-19.

Danh sách cụ thể 33 tỉnh, thành phố thuộc cấp độ dịch 1- vùng xanh gồm: Bắc Giang, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nam, Hải Dương, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Yên Bái, Thái Bình; Nghệ An, Quảng Bình, Phú Yên, Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Thuận và Kon Tum; TP Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang, Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Đồng Tháp và Tiền Giang

23 tỉnh, thành phố thuộc vùng vàng gồm: Bà Rịa- Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, TP Cần Thơ, Sóc Trăng, Hà Nội, Gia Lai, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, TP Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai.

7 tỉnh, thành phố thuộc vùng cam gồm: Bình Phước, Bình Định, TP Hải Phòng, Hậu Giang, Thừa Thiên Huế, Tây Ninh và Vĩnh Long.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kiên quyết xử lý nghiêm cơ sở không bảo đảm ATTP

Kiên quyết xử lý nghiêm cơ sở không bảo đảm ATTP

Invalid Date

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, trong năm 2024, toàn quốc ghi nhận 135 vụ ngộ độc thực phẩm làm 4.936 người mắc và 24 trường hợp tử vong. So với năm 2023, số vụ tăng 10 vụ, số mắc tăng 2.787 người, số tử vong giảm 4 người.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ