Buôn lậu và gian lận thương mại ''vẫn nóng''
Kinhtedothi - Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), JTI Việt Nam tổ chức hội thảo: "Chống buôn lậu và gian lận thương mại: Công tác phối hợp và chế tài xử phạt".
Hội thảo đã kết nối tiếng nói của doanh nghiệp, hiệp hội, chính phủ và cơ quan thực thi pháp luật để tìm hiểu những thách thức và giải pháp tiềm năng liên quan đến việc giải quyết buôn lậu và gian lận thương mại.
Tham dự buổi tọa đàm có lãnh đạo và chuyên gia chuyên ngành đến từ các cơ quan ban ngành, hiệp hội và doanh nghiệp, trong đó có Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục Hải quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Cục Chống hàng giả Việt Nam và Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng cùng với các đơn vị khác.
Tại hội thảo, như chia sẻ từ đầu năm 2022, đến nay Cục Điều tra chống buôn lậu đã bắt và xử lý 14.700 vụ vi phạm, tổng trị giá là hơn 5.100 tỷ, xử phạt và nộp ngân sách nhà nước 334 tỷ đồng, khởi tố 36 vụ, chuyển cơ quan khác khởi tố là 112 vụ. Ông Bùi Văn Hoan, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu chia sẻ, các vụ buôn lậu qua biên giới đã giảm 20% vào năm 2021. Những kết quả ấn tượng này là minh chứng cho sự nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Tuy nhiên, hàng nhập lậu và hàng giả vẫn tiếp tục được bày bán rộng rãi, gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng từ các sản phẩm nguy hiểm và không được kiểm soát, đồng thời khiến Việt Nam thất thu thuế rất lớn mỗi năm.
Giải thích về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với diễn biến hết sức phức tạp cả về quy mô và tính chất, gây thất thu ngân sách, thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính và gây hoang mang, mất lòng tin cho người tiêu dùng.
Nhận thức được những thách thức này, ông Clarke Adrian, Quản lý Đối ngoại của JTI Việt Nam chia sẻ: “Kiểm soát buôn lậu bất hợp pháp là một thách thức không chỉ ở Việt Nam, và chúng tôi đã rút ra kinh nghiệm từ các khu vực pháp lý như Singapore, Hồng Kông và Đài Loan trong việc giáo dục hiệu quả các nhà bán lẻ và người tiêu dùng về hậu quả của việc bán và mua các sản phẩm bất hợp pháp, và việc giáo dục nên là một phần của giải pháp. Các chiến dịch giáo dục rất quan trọng để đảm bảo rằng các nhà bán lẻ có thể xác định các sản phẩm bất hợp pháp, hiểu các quy định cấm bán chúng và các hình phạt mà họ sẽ phải đối mặt nếu bị phát hiện. Người tiêu dùng cũng nên được hiểu biết về các hình phạt mà họ sẽ phải đối mặt khi sử dụng các sản phẩm bất hợp pháp cũng như tác động đối với sức khỏe và xã hội.”
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, ông Vũ Văn Trung cũng bày tỏ, cần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, cần có những hành động mạnh mẽ hơn từ các cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại.
Tổng thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam Nguyễn Triết đề nghị các cơ quan chức năng - đặc biệt là lực lượng quản lý thị trường - cần tăng cường kiểm soát thị trường nội địa và thường xuyên kiểm tra các cơ sở buôn, bán lẻ để kịp thời phát hiện các trường hợp kinh doanh thuốc lá nhập lậu, cưỡng chế thi hành đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Ông cũng cho biết thêm, cần xử lý kiên quyết, triệt để các cửa hàng kinh doanh thuốc lá nhập lậu và đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động để khuyến khích các đối tượng không bán thuốc lá lậu.
Về chế tài xử phạt cán bộ sai phạm, ông Dương Đức Duy, Giám đốc dự án Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, đề nghị cần tăng mức xử phạt để răn đe đối tượng vi phạm vì mức phạt hiện nay là chưa đủ.
Sau hội thảo, các khuyến nghị dự kiến từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), dựa trên các cuộc thảo luận giữa những người tham dự sẽ được chia sẻ với chính phủ.
Một số lĩnh vực khác sẽ hợp tác trong tương lai giữa các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp cũng được nêu bật trong hội thảo, bao gồm các chương trình nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và nhà bán lẻ cũng như chia sẻ chuyên môn và kinh nghiệm quốc tế.
JTI Việt Nam hoan nghênh những cơ hội hợp tác tương tự giữa tất cả các bên tham gia vào cuộc chiến chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Bên cạnh đó, JTI Việt Nam cũng cam kết lên kế hoạch với các bên có liên quan để tăng cường công tác phối hợp trong chống buôn lậu và gian lận thương mại.
JTI là công ty thuốc lá và thuốc lá điện tử quốc tế hàng đầu hoạt động tại hơn 130 quốc gia, là chủ sở của Winston, nhãn hiệu thuốc lá số hai trên thế giới và Camel, ngoại trừ Hoa Kỳ. Công ty cũng bao gồm các thương hiệu thuốc lá toàn cầu khác như Mevius và LD. Thuộc tập đoàn JT, JTI cũng là một công ty lớn trong thị trường thuốc lá điện tử quốc tế với nhãn hiệu thuốc lá làm nóng Ploom và nhãn hiệu thuốc lá điện tử Logic. Với trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ, công ty hiện có 40.000 nhân viên và tự hào được vinh danh là Nhà tuyển dụng hàng đầu toàn cầu trong bảy năm liên tiếp. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang chính tại www.jti.com và tin tức liên quan với Viện công nghệ châu Á https://www.jti.com/asia/vietnam/jti-vietnam-contributing-fight-cigarette-smuggling
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ:
Ông Nguyễn Công Minh Bảo – Giám đốc Đối ngoại và Truyền thông JTI Việt Nam
Congminhbao.nguyen@jti.com
Phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại: Cần cộng đồng trách nhiệm
Kinhtedothi - Việc đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại được các cơ quan chức năng triển khai quyết liệt, nhưng tình trạng hàng giả, hàng nhái vẫn phức tạp với thủ đoạn tinh vi. Để giải quyết triệt để vấn đề này cần trách nhiệm của cả người tiêu dùng, DN lẫn cơ quan chức năng.