Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh:

Cần đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Kinhtedothi – Đó là phát biểu chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên tại phiên bế mạc Đại hội Hội Nông dân TP lần thứ 11 (nhiệm kỳ 2023 – 2028).

Hội Nông dân góp phần xây dựng Nông thôn mới hiện đại

Sáng 27/9, Đại hội Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh lần thứ 11 (nhiệm kỳ 2023 – 2028) bế mạc. Đến dự và phát biểu chỉ đạo đại hội có Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam, Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh qua các thời kỳ.

Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp. 

Đại hội lần thứ 11 Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh đã bầu Ban Chấp hành (BCH) gồm 37 ủy viên; bầu Ban Thường vụ (BTV) gồm 10 ủy viên; bầu Chủ tịch và 2 Phó Chủ tịch; bầu 7 ủy viên Ủy ban Kiểm tra. Đại hội cũng bầu Đoàn đại biểu gồm 12 người dự Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ 8 (nhiệm kỳ 2023 – 2028).

Phát biểu bế mạc đại hội, Chủ tịch Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thanh Xuân nói: “Trong 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, của Thành ủy TP Hồ Chí Minh; sự tạo điều kiện của HĐND - UBND TP; sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội Nông dân với các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội TP, các phong trào thi đua do Hội phát động tiếp tục phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, kết quả nhiệm kỳ 2018 - 2023, đã thực hiện đạt và vượt 11/11 chỉ tiêu thi đua. Trong đó, có một số chỉ tiêu đạt với tỷ lệ cao như: Phát triển hội viên mới, tăng trưởng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân; phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp TP theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của hội viên nông dân; xây dựng nông thôn TP ngày càng khang trang, hiện đại, hoàn thành trước tiến độ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, tiến tới xây dựng NTM kiểu mẫu”.

Cần thích ứng, tìm cơ hội trong khó khăn

Phát biểu chỉ đạo đại hội, Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên ghi nhận, đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương những thành tích, kết quả mà các cấp Hội và hội viên nông dân TP đạt được trong nhiệm kỳ 10.

Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên tặng Bảng đồng cho Hội Nông dân với dòng chữ "Đoàn kết - Đổi mới - Văn minh - Phát triển".

“Mới đây, tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng bộ TP đã đánh giá: Nông nghiệp TP đã có những tiến bộ vượt bậc, phát triển đúng định hướng nông nghiệp đô thị hiện đại. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đạt được nhiều kết quả: 56/56 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 5/5 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM; đời sống của Nhân dân các địa bàn nông thôn không ngừng được cải thiện”, Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Cũng theo Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, các cấp Hội đã có nhiều đổi mới tổ chức, hoạt động, tiếp tục duy trì các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả, nhất là phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Các mô hình “Câu lạc bộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Nông dân tham gia bảo vệ môi trường”… đã trở thành những điểm sáng xây dựng NTM của TP. Từ thực tiễn đã xuất hiện nhiều nông dân điển hình tiên tiến, với hơn 69.000 lượt hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, 90 nông dân tiêu biểu cấp TP và 6 nông dân được tuyên dương “Nông dân Việt Nam xuất sắc”.

Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên thống nhất với đánh giá các mặt hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, trong đó có những nguyên nhân do khách quan và có những nguyên nhân từ lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, chuyển đổi số, công tác truyền thông của BCH Hội Nông dân TP khóa 10. Tuy nhiên cũng nhìn nhận hết sức khách quan là, chúng ta vừa trải qua đại dịch, ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới.

Do đó, chúng ta cần phải thích ứng tìm cơ hội trong khó khăn. Một trong những điểm phối hợp xử lý vấn đề liên quan nông dân, như: đất đai, kiểm soát giá, vốn sản xuất, thông tin truyền thông, làm sao để bà con bớt bị tác động bởi những cái xấu (tham gia đầu tư đa cấp, tín dụng đen, bị lừa…). Người nông dân rất cần thông tin để biết, để làm, để bàn và kiểm tra giám sát. Khi nông dân đã hiểu thì cái gì cũng thuận lợi, còn khi chưa hiểu thì chuyện nhỏ cũng thành chuyện khó khăn.

Cần thay đổi tư duy của người nông dân trong sản xuất

Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên cũng thống nhất cao với phương hướng, nhiệm vụ, các chỉ tiêu, đề án, chương trình, công trình mà BCH Hội Nông dân TP khóa 11 đề ra. Đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề mà BCH khóa 11 cần quan tâm trong thời gian tới.

Chủ tịch HĐND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Lệ trao bảng tượng trưng 225 tỷ đồng cho Quỹ Hỗ trợ nông dân TP.

Cụ thể, tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện tốt hơn Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã khẳng định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở, lực lượng to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”.

Đối với TP Hồ Chí Minh, dù phát triển theo hướng công nghiệp và dịch vụ hiện đại đến thế nào, thì nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển bền vững, xây dựng NTM gắn với phát triển đô thị bền vững, xây dựng đô thị thông minh, làng xã thông minh là xu hướng tất yếu để nâng cao chất lượng sống của người dân.

Định hướng của TP trong thời gian tới là tập trung huy động mạnh mẽ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chuyển đổi sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị. Xây dựng NTM theo hướng văn minh, hiện đại, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống đi đôi với việc chăm lo xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Để thực hiện những mục tiêu trên, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đề nghị Hội Nông dân TP quan tâm thực hiện một số nội dung. Đó là, cần phải đổi mới phương thức hoạt động nhằm mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp nông dân; đa dạng hóa sinh hoạt chi hội, tổ hội nghề nghiệp; chú ý phát triển hội viên mới là trí thức, nhà khoa học, chuyên gia.

Đổi mới công tác truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số trong nông nghiệp, phát huy vai trò của hội viên, nông dân trong ứng dụng công nghệ từ sản phẩm sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm; tích hợp giữa chuỗi giá trị - chuỗi cung ứng. Đặc biệt, bằng nhiều biện pháp truyền tải được đến người nông dân tư duy chuyển đổi từ mô hình truyền thống “Khai thác - chế biến – sử dụng – vứt bỏ” sang mô hình “Khai thác - sản xuất -  sử dụng - tái sử dụng - tái chế”.

Phải xem trọng đề án chuyển đổi số trong nông nghiệp

Về tầm quan trọng của chuyển đổi số, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh dẫn chứng Đại hội lần thứ 11 Đảng bộ TP có 14 chương trình, trong đó có đề án nâng cao chất lượng chính quyền đô thị, đề án chuyển đổi số, đề án chuyển một số huyện lên quận (giai đoạn 2021 - 2030).

Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên cùng lãnh đạo TP tặng hoa cho BCH Hội Nông dân TP khóa 11 (nhiệm kỳ 2023 - 2028).

“Theo tôi có một số đề án cần quan tâm là chuyển đổi số, xây dựng chính quyền đô thị. Tuy nhiên những cái quan trọng lại không được quan tâm bằng đề án chuyển huyện lên quận. Tôi từng nghe một cán bộ nói trong một cuộc họp: lên quận rồi thì làm chi nữa! Trong vấn đề chuyển huyện lên quận tôi nghĩ có ý đồ của nhóm người đầu cơ đất, chứ không phải của nhà đầu tư. Nếu trong hệ thống chính trị, có người nào tham gia nhóm lợi ích kiểu này thì xử nghiêm”, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Và yêu cầu cuối cùng là BCH Hội Nông dân khóa 11 cần tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác an sinh xã hội cho hội viên nông dân nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Họ cần được sự chia sẻ, hỗ trợ, trợ cấp thường xuyên, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Tại đại hội, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn ghi nhận và đánh giá cao những kết quả Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh khóa 10 đạt được. Những chương trình như “Nghĩa tình nông dân” do Hội Nông dân TP khởi xướng đã thể hiện được vai trò trong tham mưu, đề xuất; đã tạo động lực thúc đẩy hội viên lao động, sản xuất giỏi.

Một trong nhiều gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP tại Đại hội Nông dân TP Hồ Chí Minh khóa 11 (nhiệm kỳ 2023 - 2028). 

Ông Lương Quốc Đoàn cũng đánh giá cao phương hướng Đại hội khóa 11 đề ra, đồng thời yêu cầu Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh phải đi đầu xây dựng các mô hình kinh tế nông nghiệp theo hướng TP xanh, khu đô thị sinh thái; là cầu nối giữa doanh nghiệp – nông dân và hợp tác xã; cầu nối liên kết phát triển sản xuất kinh doanh, liên kết các tỉnh thành tiêu thụ sản phẩm nhất là sản phẩm OCOP; hỗ trợ nông dân tham gia các sản thương mại điện tử, nâng cao hoạt động hỗ trợ vốn cho nông dân; tăng cường phối hợp liên kết doanh nghiệp đối với chuỗi vật tư đầu vào, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân…

 

Nhân dịp này, UBND TP Hồ Chí Minh cấp vốn điều lệ Quỹ Hỗ trợ nông dân là 225 tỷ đồng. Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh cũng vinh dự được nhận Cờ Thi đua của Chính phủ về thành tích “Hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2022 của TP Hồ Chí Minh”, và Cờ Thi đua của Hội Nông dân Việt Nam.

Đình chỉ vụ kiện đòi Công ty Bia Sài Gòn bồi thường 23 tỷ đồng

Đình chỉ vụ kiện đòi Công ty Bia Sài Gòn bồi thường 23 tỷ đồng

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin tài trợ