Cảnh báo: chiêu thức mạo danh doanh nghiệp lừa tuyển cộng tác viên
Kinhtedothi - Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dân cảnh giác trước chiêu trò mạo danh doanh nghiệp tuyển cộng tác viên việc nhẹ, lương cao.
Theo thống kê từ Cục An toàn thông tin thì trong tuần qua từ ngày 16/12 đến 22/12 thì cả 3 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến phổ biến đều là những chiêu trò mạo danh tổ chức:
- Chiêu thức mạo danh trường đại học:
Theo đó, các đối tượng mạo danh trường đăng tải các thông tin giả mạo về các chương trình học bổng, khóa giao lưu quốc tế. Từ đó, chúng yêu cầu sinh viên nộp phí để được xét tuyển hồ sơ, qua đó chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo sinh viên chỉ tiếp nhận thông tin qua các kênh chính thống, không chuyển tiền cho các đối tượng lạ cũng như các tài khoản ngân hàng không rõ nguồn gốc. Không truy cập đường link, tệp đính kèm không rõ nguồn gốc và tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho các đối tượng lạ.
Khi phát hiện hành vi mạo danh hoặc lừa đảo cần báo ngay với nhà trường hoặc cơ quan chức năng để kịp thời xử lý.
- Chiêu trò lừa tuyển cộng tác viên dịp cuối năm
Đây không phải là chiêu thức lừa đảo mới nhưng nhiều người vì ham lợi trước mắt mà sập bẫy.
Theo đó, các đối tượng mạo danh là doanh nghiệp tạo tài khoản, hồ sơ mạng xã hội giả mạo để đưa tin, bài quảng cáo tuyển cộng tá viên "việc nhẹ, lương cao".
Khi có người có nhu cầu liên hệ tìm việc, đối tượng yêu cầu thanh toán đơn hàng trước sau đó sẽ nhận lại tiền gốc cộng tiền hoa hồng.
Thời gian đầu, với những đơn hàng giá trị nhỏ, nạn nhân sẽ nhận được tiền đúng theo thỏa thuận. Tuy nhiên, khi số tiền đặt các đơn hàng của nạn nhân lớn, đối tượng sẽ giở đủ chiêu trò để chiếm đoạt.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo, người dân cần kiểm tra kỹ thông tin khi quyết định làm cộng tác viên cho công ty, doanh nghiệp. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho các đối tượng lạ.
Khi phát hiện hành vi lừa đảo cần báo ngay với cơ quan chức năng để kịp thời xử lý.
- Chiêu thức mạo danh nhà xe chiếm đoạt tiền mua vé
Các đối tượng sử dụng hình ảnh các nhà xe uy tín, tạo các trang web giả mạo và lừa khách hàng chuyển khoản tiền đặt cọc mua vé. Bên cạnh đó, các đối tượng còn dùng các số điện thoại, tài khoản ngân hàng giả mạo trong quá trình giao dịch. Sau khi nhận được tiền cọc, các đối tượng chặn mọi phương thức liên lạc
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân có nhu cầu mua vé xe, vé tàu cần tìm hiểu ký về đại lý bán vé. Trước khi chuyển tiền cọc cần xác minh cụ thể số tài khoản nhận tiền.
Trường hợp nghi ngờ lừa đảo cần báo ngay cơ quan chức năng để kịp thời xử lý.
Cảnh báo giả mạo bán vé máy bay Tết Ất Tỵ 2025 để lừa đảo
Kinhtedothi - Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cảnh báo về chiêu trò, thủ đoạn tinh vi của các đối tượng bán vé máy bay Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 giá rẻ để lừa tiền khách hàng.
Cảnh báo: chiêu thức mạo danh nhân viên ngân hàng mời mở thẻ tín dụng
Kinhtedothi - Thủ đoạn mạo danh nhân viên ngân hàng mời mở thẻ tín dụng để đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản vẫn khiến nhiều trở thành nạn nhân.
Cảnh báo: chiêu thức hỗ trợ lấy lại tiền đầu tư để lừa đảo
Kinhtedothi - Các chuyên gia khuyến cáo người dân cảnh giác trước chiêu thức hỗ trợ lấy lại tiền đầu tư để không thành nạn nhân lần 2.