Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

[Ảnh] Chiêm bái đền tưởng niệm các vua Hùng lớn nhất tại Nam Bộ

Kinhtedothi - Khu đền tưởng niệm các vua Hùng nằm trên một quả đồi cao hơn 20m thuộc Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc rộng hơn 400ha (phường Long Bình, Quận 9), cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 30km.

Từ xa lộ Hà Nội dẫn vào khu tưởng niệm các vua Hùng là con đường 2 bên rợp bóng cây xanh.

Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, năm 1992, Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một công trình lịch sử - văn hóa, nhằm tái hiện những cột mốc lịch sử - văn hóa của dân tộc làm điểm tựa cho công tác giáo dục lý tưởng, phát huy truyền thống dân tộc trong thế hệ trẻ và tạo điều kiện giới thiệu giao lưu văn hóa Việt Nam với nước ngoài. Được sự chấp thuận của Chính phủ, ngày 16/8/1993, UBND TP Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1229/QĐ-UB-NC về thành lập Ban Nghiên cứu, Xây dựng và Quản lý quần thể công trình Lịch sử - Văn hóa dân tộc.

Đến ngày 21/4/2002, khu Tưởng niệm các vua Hùng chính thức được khởi công, sau 7 năm xây dựng đến ngày 4/4/2019 khu tưởng niệm vua Hùng (giai đoạn I) được khánh thành và đưa vào hoạt động.

Nghi môn vào Đền tưởng niệm làm bằng đá bề thế, cao 8m, có kiến trúc mang phong cách hiện đại kết hợp truyền thống.
Dẫn lên đền là Đường tre dài 360m, được xây dựng ôm theo triền dốc của quả đồi.
Đường lên được thiết kế tổng cộng có 107 bậc thang bằng đá.
Điểm nổi bật của đoạn đường lên đền là 2 hàng tre xanh tỏa bóng 2 bên. Không gian ''Đường tre'' gợi lên hình ảnh của truyền thống văn hóa Việt Nam.
Nhà bia tưởng niệm tại đền.
Giữa đường tre là nhà bia tưởng niệm, bên trong đặt bia đá khắc nội dung tóm tắt về hào khí lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ.
Cuối đường tre là khu đền thờ, nằm trên một đỉnh đồi tự nhiên với độ cao 21m, công trình có mặt bằng hình vuông, xoay góc 45 độ so với trục chính.

Quanh đền là các hình ảnh, họa tiết về thời đại Hùng Vương.
2 bên hành lang đi vào điện thờ trưng bày bia 33 khối đá chủ quyền quần đảo Trường Sa.
Trong đền có một khoảng sân được gọi là ''Âm bản trống đồng'', là phần ''âm'' tròn của khối vuông, tượng trưng cho trời và đất. Giữa sân là một tiểu đình.
Ban thờ chính của đền.

Ban thờ chính của đền trong sân lễ là nơi thờ Quốc tổ Hùng Vương, Tổ phụ Lạc Long Quân, Tổ mẫu Âu Cơ, Đất và Nước. 2 bên là 8 gian thờ Lạc Hầu, Lạc Tướng, Lạc Dân, Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, An Dương Vương, Trưng Nữ Vương...

Công tác chuẩn bị mâm hoa quả cho ngày Giỗ Tổ 10/3 Âm lịch.
Vào các dịp Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm, nhiều lễ hội được tổ chức tại đây.

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Mang Tết ấm đến với công nhân, người lao động Thủ đô

Mang Tết ấm đến với công nhân, người lao động Thủ đô

19/01/2025 | 15:39

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhằm chăm lo, hỗ trợ thiết thực đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội đã tập trung nguồn lực để chăm lo, hỗ trợ người lao động khó khăn, với tổng số tiền trên 42 tỷ đồng.

Cơ hội việc làm trong các lĩnh vực xanh và kỹ thuật số

Cơ hội việc làm trong các lĩnh vực xanh và kỹ thuật số

19/01/2025 | 14:45

Kinhtedothi – Báo cáo Triển vọng việc làm và Xã hội thế giới 2025 cho thấy, việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đã tăng lên 16,2 triệu trên toàn thế giới nhờ sự đầu tư vào năng lượng mặt trời và năng lượng hydro.

Tin tài trợ