Chiêm ngưỡng những tuyệt tác của làng nghề Hà Nội
Kinhtedothi - Hàng ngàn sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc của các làng nghề truyền thống Hà Nội đang quy tụ tại khuôn viên Hoàng Thành Thăng Long. Đây được xem là sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ lớn nhất từ trước đến nay của TP Hà Nội.
Sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2025 được khai mạc tối 14/2, trong khuôn khổ Lễ đón nhận làng nghề Gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm) và Dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là thành viên Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới. Trong ảnh: Nón lá làng Chuông (huyện Thanh Oai).
Sự kiện quy tụ hàng ngàn sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc từ các làng nghề truyền thống của TP Hà Nội. Trong ảnh: Sản phẩm sơn mài Đường Lâm (thị xã Sơn Tây).
Từ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo đã được ra đời, vượt qua thời gian để tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Trong ảnh: Gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Tiêu biểu nhất là làng nghề gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm). Nằm bên cạnh dòng sông Hồng, Bát Tràng không chỉ là cái nôi của nghề gốm sứ Việt Nam mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo không ngừng nghỉ.
Bên cạnh sản phẩm gốm sứ Bát Tràng là kết tinh của trời đất, thì sự mềm mại của những tấm lụa Vạn Phúc lâu nay vẫn là niềm tự hào của người dân Hà Nội, bởi đây chính là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.
Sự kiện còn quy tụ nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu của các làng nghề: mây tre đan Phú Vinh, điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng, nón lá làng Chuông, sơn mài Hạ Thái, thêu Quất Động... Trong ảnh: Sản phẩm tò he Xuân La (huyện Phú Xuyên).
Với sự giao thoa giữa truyền thống và đương đại, các làng nghề của Hà Nội đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Trong ảnh: Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan tham quan gian trưng bày sản phẩm thủ công mỹ của TP Hà Nội.
Sự kiện trưng bày, trình diễn, tạp tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2025 sẽ tiếp tục đón du khách thập phương và Nhân dân Thủ đô tham quan, chiêm ngưỡng, mua sắm cho đến hết ngày 16/2/2025. Trong ảnh: Không gian hoa lụa tại Sự kiện.

Giải pháp đẩy lùi ô nhiễm môi trường ở làng nghề huyện Thường Tín
Kinhtedothi - Thường Tín là huyện có 11 CCN đã đi vào hoạt động, 50 làng được TP công nhận làng nghề, 81 làng có nghề, 12.000 cơ sở sản xuất và hàng trăm doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nghề truyền thống, chính sự thuận lợi trong phát triển nghề cũng kéo theo hệ lụy gây ô nhiễm…

Huyện Phú Xuyên mong muốn sớm hồi sinh làng nghề giấy dó An Cốc
Kinhtedothi - Trong tâm thức của người dân Hà Nội, làng An Cốc, xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên được ví như chốn tổ của nghề giấy dó, nhưng với sự xuất hiện của sản phẩm giấy những năm 1990 do các nhà máy giấy hiện đại sản xuất khiến giấy dó ở làng An Cốc bị mai một…
Hà Nội phấn đấu đến năm 2030, có 3 làng nghề gắn với du lịch
Kinhtedothi - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 282/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.