Công diễn vở nhạc kịch đầu tiên về lứa tuổi dậy thì
Kinhtedothi - Tối 14/9, Nhà hát Tuổi trẻ đã ra mắt vở nhạc kịch “Rồi con sẽ lớn” với đề tài khai thác tâm lý tuổi mới lớn.
Khép lại một mùa diễn sôi động chào mừng Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Tết Trung thu, trước thềm năm học mới, Nhà hát Tuổi trẻ cho ra mắt vở nhạc kịch "Rồi tôi sẽ lớn".
Điều thú vị là tác phẩm này được dàn dựng không chỉ dành riêng cho đối tượng khán giả trẻ, đặc biệt là lứa tuổi mới lớn, mà còn hướng đến các bậc ông bà, cha mẹ trong gia đình có thể cùng thưởng thức tác phẩm này với các con mình.
"Rồi tôi sẽ lớn" cũng là vở nhạc kịch đầu tiên về lứa tuổi dậy thì trình diễn trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ. Được sân khấu hóa từ kịch bản của nhà báo - nhà văn Hoàng Anh Tú và đạo diễn - NSƯT Lê Ánh Tuyết, vở nhạc kịch "Rồi tôi sẽ lớn" trước hết mang trong mình sứ mệnh chinh phục khán giả trẻ và lứa tuổi học sinh bằng các yếu tố mới mẻ, hiện đại, những trào lưu, xu hướng thịnh hành trong đời sống học đường hôm nay một cách chân thực và sinh động.
Bên cạnh hơi thở tươi mới của một vở nhạc kịch dành cho tuổi trẻ, "Rồi tôi sẽ lớn" cũng là tiếng nói đồng cảm với những người làm cha, làm mẹ mong muốn "kết bạn" với con cái của mình, phần nào giải mã những câu hỏi hóc búa trong việc khám phá lứa tuổi đầy "biến động" trên hành trình trưởng thành thông qua nghệ thuật.
Với nhiều thể nghiệm mới mẻ trong sáng tạo nghệ thuật và giải mã tâm lý các nhân vật đa dạng, vở diễn chuyển tải những thông điệp chia sẻ, hàn gắn giữa các thế hệ trong gia đình, để vòng tròn gắn kết tình thân trong mỗi mái ấm ngày càng tròn vẹn hơn, với tình yêu thương và sự thấu hiểu.
Theo NSƯT Lê Ánh Tuyết: Lâu nay các tác phẩm sân khấu dành cho lứa tuổi Trung học cơ sở và Trung học phổ thông dường như còn quá ít ỏi, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thưởng thức và trải nghiệm nghệ thuật của tuổi trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học trò, các em cũng vì thế không có thói quen đến rạp hát, thay vào đó là smartphone, mạng xã hội và những hình thức giải trí đôi khi không phù hợp với lứa tuổi.
Đồng thời, những nghệ sĩ sáng tạo nên vở diễn có tham vọng đưa “Rồi tôi sẽ lớn” trở thành một vở diễn mà tất cả thành viên trong gia đình đều yêu thích và tìm thấy ở đó những giá trị nhất định cho mình
Khởi công dàn dựng vở diễn "Bất tử với Thăng Long"
Kinhtedothi - Nhà hát Cải lương Việt Nam vừa khởi công dàn dựng vở "Bất tử với Thăng Long". Dự kiến đây sẽ là tác phẩm của Nhà hát tham dự Liên hoan Sân khấu Thủ đô diễn ra vào tháng 10/2022.
Lắng đọng chương trình nghệ thuật “Sao Độc lập”
Kinhtedothi - Tối 28/8, chào mừng kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bộ Biên tập Báo Nhân Dân, UBND TP Hà Nội tổ chức chương trình phối hợp tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Sao Độc lập” ca ngợi Việt Nam đất nước anh hùng.
Hồi sinh nghệ thuật hát xẩm
Kinhtedothi – Sau giai đoạn vắng bóng trong đời sống của Nhân dân, tưởng rằng, nghệ thuật hát xẩm đang dần bị rơi vào quên lãng, thì ở đâu đó, vẫn có những người đang ngày ngày cố gắng “hồi sinh” và phát triển loại hình biểu diễn này.