Đà Nẵng phát hiện trường hợp nghi mắc đậu mùa khỉ
Kinhtedothi- Tại Khoa Y học Nhiệt đới của Bệnh viện Đà Nẵng phát hiện một trường hợp nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ.
Chiều 18/10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng ra công văn khẩn gửi Bệnh viện Đà Nẵng, trung tâm y tế các quận, huyện thực hiện biện pháp xử lý với trường hợp nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ.
Theo CDC Đà Nẵng, báo cáo nhanh từ Bệnh viện Đà Nẵng, tại Khoa Y học Nhiệt đới của bệnh viện này phát hiện một trường hợp nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ.

Để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, CDC Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị quan khẩn trương thực hiện hiệu quả một số nội dung nhằm xử lý, phòng chống dịch lây lan.
Theo đó, yêu cầu Bệnh viện Đà Nẵng cách ly tạm thời bệnh nhân theo đúng quy định, thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm đậu mùa khỉ tại bệnh viện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 2306.
Đồng thời, Bệnh viện Đà Nẵng lập danh sách tất cả nhân viên, người có tiếp xúc gần với trường hợp nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ tại bệnh viện để tư vấn, hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ ngày tiếp xúc cuối hoặc đến khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính (nếu có).
Ngoài ra, bệnh viện lau chùi, khử trùng các khu vực có liên quan đến bệnh nhân tại bệnh viện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
CDC Đà Nẵng cũng yêu cầu Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu điều tra thêm thông tin bệnh nhân, xác minh những trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân để tư vấn, hướng dẫn, tự theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ ngày tiếp xúc cuối hoặc đến khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính (nếu có).
Song song đó, cấp phát Chloramin B và hướng dẫn người nhà bệnh nhân vệ sinh, lau chùi tại địa chỉ 36 Phước Lý 14, Hòa Minh, Liên Chiểu, TP Đà Nẵng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y.
Trung tâm y tế các quận, huyện trên địa bàn cũng được yêu cầu điều tra, xác minh những trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân trên địa bàn để tư vấn, hướng dẫn, tự theo dõi sức khoẻ trong vòng 21 ngày kể từ ngày tiếp xúc cuối hoặc đến khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính.

Đồng Nai: Xuất hiện ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên
Kinhtedothi - Bệnh nhân L.V.T. (sinh năm 1998, ngụ xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc) mắc bệnh đậu mùa khỉ. Đây là ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Đồng Nai, hiện chưa rõ nguồn lây nhiễm.

Bệnh đậu mùa khỉ không dễ lây lan, cần bình tĩnh ứng phó
Kinhtedothi - Liên tiếp 4 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ phát hiện tại TP Hồ Chí Minh khiến người dân hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh bệnh này không dễ lây lan và có thể phòng ngừa nếu tuân thủ theo khuyến cáo.

TP Hồ Chí Minh ghi nhận 13 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ
Kinhtedothi - Theo báo cáo của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh về tình hình mới nhất bệnh đậu mùa khỉ, địa phương này ghi nhận thêm 4 ca mắc đậu mùa khỉ.