Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội, với bề dày hơn ngàn năm lịch sử, văn hiến có rất nhiều đền, phủ, chùa, và đây cũng thường là điểm đến đầu năm của người dân Hà Thành. Nổi bật trong đó là hệ thống đền, chùa tại khu vực hồ Tây - Trúc Bạch, dọc đường Thanh Niên. Dưới đây là một số hình ảnh ấn tượng của đền chùa về đêm tại khu vực hồ Tây - Trúc Bạch.
Trấn Vũ Quán hay còn gọi là đền Quán Thánh vốn là điểm trấn Bắc, thuộc hệ thống ''Thăng Long tứ trấn'' của đất kinh kỳ. Đền Quán Thánh là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ - một vị thần trấn giữ hướng Bắc theo quan niệm của Đạo giáo.
Điểm độc đáo nhất tại đây chính là pho tượng đức Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng hun, nặng hơn 4 tấn, đã được công nhận là bảo vật quốc gia.
Bức phù điêu chạm khắc cảnh sinh hoạt của Tam phủ treo trước nhà đại bái đền Quan Thánh.
Đền Thủy Trung Tiên là ngôi đền có từ thời nhà Lý, còn được gọi là Thủy Trung Từ hay đền Cẩu Nhi, nằm trên một đảo nhỏ tại góc phía Bắc của hồ Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Trấn Quốc lung linh trên sóng nước hồ Tây.
Bảo tháp chùa Trấn Quốc.
Du Xuân trong cảnh đêm ở chùa Trấn Quốc.
Đỉnh hương trước nhà đại bái - chùa Trấn Quốc.
Vườn tháp chùa Trấn Quốc về đêm.
Một góc nhà thờ Tổ - chùa Trấn Quốc.
Phút tĩnh tâm, phiêu diêu của một du khách nước ngoài bên cây bồ đề linh thiêng.
Kinhtedothi - Không những là lực lượng chủ lực đảm bảo quốc phòng an ninh tại TP, lực lượng vũ trang (LLVT) TP Hồ Chí Minh còn đi đầu giúp Nhân dân trong đại dịch Covid-19. Với thành tích đặc biệt xuất sắc, LLVT TP vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND lần thứ 3.
Kinhtedothi- Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, hàng triệu người con trên khắp đất nước đã cống hiến tuổi xuân, anh dũng chiến đấu và ngã xuống cho độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc. Trong đó có liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát, sẽ được truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND vào ngày 18/12/2024.
Kinhtedothi – Chứng kiến đồng đội bị địch bắt, giết hại dã man, ông cùng đồng đội đã nén đau thương, rút về chờ đợt tấn công mới. Sau ngày đại thắng, được nghỉ phép về quê, ông không dám kể cho người thân, đồng đội biết vì yêu cầu của địa phương thời đó.
Kinhtedothi – Bị thương tỉ lệ 84% (thương binh hạng 1/4), mất mắt trái, cưa 1/3 chân trái, khắp cơ thể đầy vết sẹo do mảnh mìn, nhưng với bản chất người lính Cụ Hồ khi về với đời thường, nghe vận động hiến máu nhân đạo để cứu người, ông đã hiến đến 52 lần.