Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Kinhtedothi – Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 quy định trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Theo đó, lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 20 năm, lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Bộ LĐTB&XH đã có đề xuất cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Ảnh minh họa

Tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ LĐTB&XH đề xuất cách tính đối với trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ.

Cụ thể, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 2 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: ông D. làm việc trong điều kiện lao động bình thường, tại thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu có 38 năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng ông D. không nghỉ việc hưởng lương hưu mà tiếp tục làm việc và đóng bảo hiểm xã hội thêm 3 năm mới nghỉ việc hưởng lương hưu. Khi nghỉ việc hưởng lương hưu, ông D. có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 41 năm. Như vậy, ngoài lương hưu, ông D. còn được hưởng trợ cấp một lần được tính như sau:

3 năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu, mỗi năm bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội: 3 năm x 0,5 = 1,5.

3 năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu, mỗi năm bằng 2 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội: 3 năm x 2 = 6.

Như vậy, ông D. được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu bằng 7,5 (1,5 + 6) lần mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

12/01/2025 | 15:33

Kinhtedothi – Thực hiện Luật Thủ đô 2024, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường nghề thực hiện giải pháp thu hút chuyên gia giỏi chuyên môn, có năng lực quản trị; thay đổi phương thức đào tạo nghề, hợp tác sâu hơn với DN; quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động...

Tin tài trợ