Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội:

ĐH Bách khoa giới thiệu Kỳ thi đánh giá tư duy thực hiện từ năm 2023

Kinhtedothi - Sáng 27/12, ĐH Bách Khoa Hà Nội tổ chức Hội thảo giới thiệu về “Kỳ thi Đánh giá tư duy thực hiện từ năm 2023 và giai đoạn tiếp theo”. Học sinh của nhiều trường THPT ở Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc đã cùng góp mặt tại hội thảo.

Hội thảo nhằm hướng tới mục tiêu chia sẻ thông tin về cấu trúc và nội dung bài thi Đánh giá tư duy (ĐGTD) đến học sinh, phụ huynh và các trường THPT; đồng thời trao đổi về việc khai thác, sử dụng dữ liệu kết quả Kỳ thi để phục vụ cho công tác xét tuyển đại học khối các ngành kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp, y dược…

Sau khi hoàn thành bài thi ĐGTD của ĐH Bách khoa Hà Nội, thí sinh được cấp giấy chứng nhận có giá trị trong hai năm
Sau khi hoàn thành bài thi ĐGTD của ĐH Bách khoa Hà Nội, thí sinh được cấp giấy chứng nhận có giá trị trong hai năm

Theo đại diện ban tuyển sinh ĐH Bách khoa Hà Nội, năm 2023, Kỳ thi ĐGTD sẽ có sự điều chỉnh rất lớn với cấu trúc bài thi mới. Thời gian làm bài chỉ còn 150 phút so với 270 phút so với năm ngoái; trong đó, mỗi phần Tư duy Toán học và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề có thời lượng 60 phút, còn Tư duy Đọc hiểu 30 phút.

Ngoài thay đổi về thời lượng, bài thi ĐGTD của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2023 còn còn có ba điểm mới. Đó là: Câu hỏi của cả ba phần thi được thiết kế theo hình thức trắc nghiệm, tổng điểm 100. Năm ngoái, bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận.

Cấu trúc đề thi đánh giá tư duy mới không còn bài tổ hợp khoa học Tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và tiếng Anh. Phần thi Toán học và Tư duy Đọc hiểu như năm trước.

Phần Toán học của bài thi đánh giá toàn bộ sự phát triển năng lực và tư duy của học sinh thông qua chương trình Toán lớp 11 và 12, gồm kiến thức về số học, đại số, hàm số, hình học, thống kê và xác suất.

Ở phần Đọc hiểu, thí sinh được đo lường khả năng đọc nhanh và hiểu đúng thông qua các văn bản khoa học, văn học, báo chí. Câu hỏi đọc hiểu yêu cầu thí sinh sử dụng kỹ năng viện dẫn và lập luận để xác định ý chính, giải thích các chi tiết quan trọng, hiểu chuỗi sự kiện.

Phần Khoa học/Giải quyết cung cấp thông tin khoa học được thể hiện dưới dạng dữ liệu (đồ thị, bảng biểu, sơ đồ), tóm tắt nghiên cứu hoặc quan điểm xung đột. Các câu hỏi của phần này nhằm kiểm tra cách giải thích, phân tích, đánh giá, lý giải và kỹ năng giải quyết vấn đề của thí sinh. So với năm 2022, đề thi mới không còn phần lựa chọn, nên thí sinh bắt buộc tham gia toàn bộ ba phần của đề thi.

Thay vì diễn ra cả ngày và thi trên giấy như các năm trước, kỳ thi đánh giá tư duy 2023 được tổ chức trên máy tính trong một buổi.

Kỳ thi tư duy dành cho tất cả đối tượng học sinh đang học cấp THPT đủ khả năng dự thi. Năm nay sẽ thi theo 3 đợt bắt đầu từ tháng 5/2023. Các em sẽ có thể tham gia thi nhiều lần nếu muốn. Sau khi hoàn thành bài thi, thí sinh được cấp giấy chứng nhận có giá trị trong hai năm, được đăng ký xét tuyển vào bất cứ đại học nào sử dụng kết quả của kỳ thi.

Tháng 3/2023, ĐH Bách Khoa Hà Nội sẽ công bố các đề thi mẫu và tháng 4 sẽ cho học sinh thi thử trực tuyến để các em làm quen với những điều chỉnh năm nay.

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Trường THCS vẫn được kiểm tra, đánh giá năng lực để tuyển sinh lớp 6

Trường THCS vẫn được kiểm tra, đánh giá năng lực để tuyển sinh lớp 6

10/01/2025 | 12:02

Kinhtedothi- Liên quan đến quy chế tuyển sinh THCS, Bộ GD&ĐT cho biết, khi thực hiện xét tuyển lớp 6, nếu số lượng học sinh đáp ứng tiêu chí vẫn vượt so với chỉ tiêu được giao thì nhà trường sẽ xây dựng tiêu chí xét tuyển riêng, trong đó có bài kiểm tra, đánh giá năng lực.

Tin tài trợ