Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Điểm danh 16 tòa nhà chọc trời đắt đỏ nhất thế giới trong 30 năm qua

Kinhtedothi - Chi phí để xây dựng các công trình cao tầng nhất thế giới đang có xu hướng ngày càng tăng cao trong vài thập kỷ gần đây. Đặc biệt, tòa tháp Abraj Al Bait tại Ả Rập Saudi là công trình tốn kém nhất thế giới với chi phí xây dựng lên tới 15 tỷ USD.

Những tòa nhà cao tầng mang lại rất nhiều lợi ích như giúp tăng thêm chỗ ở, giảm chi phí nhà ở đang quá đắt đỏ ở các thành phố lớn. Ngoài ra, các công trình này còn thể hiện nét văn hóa và mức độ thịnh vượng của một quốc gia, đồng thời làm thay đổi diện mạo của các đô thị.
Sự phát triển các tòa nhà chọc trời cũng chứng minh khả năng tài chính, trình độ công nghệ, năng lực thiết kế và xây dựng công trình của quốc gia đó.
Business Insider đã thống kê danh sách 16 tòa nhà chọc trời có chi phí xây dựng tốn kém nhất thế giới.
1. Tòa nhà Ngân hàng Trung Quốc - Trung Quốc
Chi phí xây dựng: 1 tỷ USD
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã hoàn thành trụ sở cao 367m.
Đây là trụ sở của Ngân hàng quốc gia Trung Quốc và cũng là một trong những tòa nhà có tuổi đời lớn nhất nước này. Tòa nhà Ngân hàng Trung Quốc hoàn thành vào năm 1990.
2. Tháp đôi Petronas - Malaysia

Chi phí xây dựng: 1 tỷ USD
Tòa nhà này được hoàn thành năm 1999 tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia.
Tòa nhà chọc trời cao 452m có giá khoảng 1 tỷ USD và có 88 tầng, bao gồm các văn phòng và cửa hàng bán lẻ.
Tháp đôi Petronas giữ danh hiệu tòa nhà cao nhất thế giới từ năm 1998 - 2004 và hiện vẫn là tháp đôi cao nhất thế giới.
3. Tòa nhà Antilia - Ấn Độ
Chi phí xây dựng: 1 tỷ USD
Năm 2006, ông trùm kinh doanh Ấn Độ Mukesh D. Ambani đã xây dựng tòa nhà chọc trời Antilia 27 tầng làm nơi ở riêng cho mình.
Quá trình xây dựng toà nhà chọc trời này hoàn tất vào năm 2006 tại Mumbai. Tòa nhà có 27 tầng và cao 173m.
4. Tòa nhà Kingdom Center - Ả Rập Saudi
Chi phí xây dựng: 1 tỷ USD
Kingdon Center vẫn là tòa nhà cao nhất của Ả Rập Saudi.
Hoàn tất vào năm 2002 tại thủ đô Riyadh, Kingdon Center vẫn là tòa nhà cao nhất của Ả Rập Saudi. Bên trong tòa nhà có khách sạn Four Seasons và các căn hộ.
5. Trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu
Chi phí xây dựng: 1,5 tỷ USD
Trụ sở của Ngân hàng Trung ương châu Âu khánh thành vào năm 2013 tại TP Frankfurt, Đức.
Tòa nhà Ngân hàng ECB.
6. Tháp Bufj Khalifa - Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Chi phí xây dựng: 1,5 tỷ USD
Tòa tháp này hoàn thành vào năm 2009 ở Dubai và hiện đang là công trình cao nhất thế giới.
Burj Khalifa ở Dubai tốn khoảng 1,5 tỷ USD để xây dựng. 

Quá trình xây dựng kéo dài từ năm 2004 đến năm 2009. Với chiều cao 828m, đây là tòa nhà cao nhất thế giới. Bên trong, có những căn hộ chung cư, tám khách sạn, cửa hàng, nhà hàng, và văn phòng.
7. London Glass Shard - Anh
Chi phí xây dựng: 1,5 tỷ USD
Tòa nhà chọc trời 95 tầng này hoàn thành năm 2002 tại thủ đô London, Anh.
Đây là tòa nhà cao nhất ở Anh, bao gồm các nhà ở, khách sạn, nhà hàng, văn phòng, trường học kinh doanh, cửa hiệu, phòng khám và đài quan sát.
Trước đây tòa nhà được biết đến là London Bridge Tower, hay “Cầu tháp London".
8. Tòa Đài Bắc 101 - Đài Loan
Chi phí xây dựng: 1,8 tỷ USD
Tòa nhà chọc trời có một khối hình cầu khổng lồ dát vàng, trải dài từ tầng 87 đến tầng 92. Các tầng khác bao gồm các văn phòng, cửa hàng, và một nhà hàng.
Tòa nhà này hoàn thành vào năm 2004 tại Đài Bắc, Đài Loan và trước đây gọi là Trung tâm Tài chính Thế giới Đài Bắc (Taipei World Financial Center.).
9. Palazzo Casino - Mỹ
Chi phí xây dựng: 2,05 tỷ USD
Kiến trúc và thiết kế của khách sạn và sòng bạc lấy cảm hứng từ Italia.
Palazzo Casino này là toà nhà phức hợp hợp cao nhất ở Las Vegas, được xây dựng theo phong cách Phục Hưng của Italia
10. Tháp Princess - Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Chi phí xây dựng: 2,17 tỷ USD
Tòa nhà căn hộ này được xây dựng ở Dubai và hoàn thành vào năm 2012.
Tòa nhà Princess Tower có 763 căn hộ cao cấp.
Đây là tòa nhà cao thứ 24 trên thế giới.
11. Khách sạn Vanetian - Trung Quốc
Chi phí xây dựng: 2,4 tỷ USD
Đây là khách sạn kiêm khu casino, được hoàn tất vào năm 2005.
Venetian là khách sạn sang trọng, trung tâm mua sắm và sòng bạc ở Ma Cao, Trung Quốc.
12. Trung tâm Thương mại Thế giới - Mỹ
Chi phí xây dựng: 3,8 tỷ USD
Trung tâm thương mại thế giới được mở cửa vào năm 2012, hiện là đài tưởng niệm những nạn nhân của vụ tấn công ngày 11/9.
Toà tháp Tự do đã thay thế cho tháp đôi trước đây. Đặt tại vị trí giữa TP New York, Trung tâm Thương mại Thế giới là một trong những công trình đại diện cho bộ mặt của nước Mỹ.
13. Khách sạn Cosmopolitan - Mỹ
Chi phí xây dựng: 3,9 tỷ USD
Khách sạn này khánh thành tại Las Vegas Nevada vào năm 2010 và có 2 tháp, mỗi tháp có chiều cao 184m.
Cosmopolitan còn có sòng bạc, cửa hàng, nhà hàng, nhà hát, phòng tập thể dục và spa, và không gian hội nghị.
Một trong những điểm thu hút chính của Cosmopolitan là cụm đèn chùm sáng chói khổng lồ.
14. Wynn Resorts - Mỹ
Chi phí xây dưng: 4,1 tỷ USD
Tòa nhà này được hoàn thành năm 2005 tại Las Vegas Nevada và hiện tại là khách sạn, casino đắt nhất thế giới.
Khu nghỉ dưỡng và sòng bạc Wynn cao 187m này nằm tại Las Vegas.
15. Marina Bay Sands - Singapore

Toà nhà này hoàn tất vào năm 2010 tại Singapore.Với chi phí 5,7 tỷ USD, Marina Bay Sands được xem là một trong những tài sản casino đắt nhất thế giới, bao gồm khách sạn, trung tâm hội nghị, trung tâm mua sắm, bảo tàng, 2 nhà hát, 7 nhà hàng và sân trượt băng.
Marina Bay Sands Resort được tạo thành bởi 3 tòa tháp vào năm 2010 tại Singapore.
16. Tòa tháp Abraj Al Bait - Ả Rập Saudi
Chi phí xây dựng: 15 tỷ USD
Tòa tháp này được xây dựng xong trong năm 2012 tại Mecca, Ả Rập Saudi với điểm nhấn là tháp đồng hồ tuyệt đẹp. Abraj Al Bait là một trong những khách sạn sang trọng bậc nhất thế giới.

Với trị giá 15 tỷ USD, Abraj Al Bait có 7 tòa tháp được hoàn thành từ năm 2007 đến năm 2012.

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Kinh nghiệm  phát triển xanh từ thủ đô của Na Uy

Kinh nghiệm phát triển xanh từ thủ đô của Na Uy

13/01/2025 | 14:17

Kinhtedothi - Với dân số chưa tới 1 triệu, Thủ đô Oslo của Na Uy - quốc gia Bắc Âu xinh đẹp, đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh và chứng tỏ là một hình mẫu tiêu biểu về hiện thực hóa các mục tiêu xanh trong đời sống thực tế.

Cảnh báo cuộc khủng hoảng bãi đỗ xe nghiêm trọng ở Ấn Độ

Cảnh báo cuộc khủng hoảng bãi đỗ xe nghiêm trọng ở Ấn Độ

05/01/2025 | 18:47

Kinhtedothi - Tình trạng tranh chấp về bãi đỗ xe đang trở thành vấn đề nghiêm trọng tại nhiều TP lớn ở Ấn Độ, đặc biệt là Thủ đô Delhi. Điều này đã trực tiếp đe dọa nghiêm trọng đến an toàn người dân, và ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội.

Ông Kim Jong Un muốn "hồi sinh" ngành du lịch Triều Tiên

Ông Kim Jong Un muốn "hồi sinh" ngành du lịch Triều Tiên

01/01/2025 | 10:46

Kinhtedothi - Nhà lãnh đạo Triều Tiên khẳng định, ngành du lịch có thể mở ra một "lĩnh vực mới trong xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa," đồng thời trở thành động lực thúc đẩy hồi sinh khu vực và tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Tin tài trợ