Điểm nhấn kinh tế tuần: Bộ Công thương thay thế nhân sự quan trọng
Vụ Tổ chức Cán bộ thuộc Bộ Công thương có Vụ trưởng mới là sự kiện kinh tế nổi bật nhất tuần qua, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều lùm xùm về công tác nhân sự của Bộ này thời gian gần đây.
Trần Quang Huy - Tân Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Công thươngVào ngày 7/9 vừa qua, ông Trần Quang Huy đã chính thức được Bộ Công Thương bổ nhiệm vào vị trí Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ. Người tiền nhiệm là ông Đào Văn Hải vẫn tiếp tục giữ vị trí Vụ trưởng nhưng không tham gia các công việc chỉ đạo, điều hành về nhân sự đồng thời trong thời gian tới sẽ được bố trí công việc phù hợp.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh trao Quyết định cho ông Trần Quang Huy
Trước khi được bổ nhiệm vào vị trí mới, ông Trần Quang Huy đã công tác tại Vụ trưởng Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á. Như vậy, từ nay ông Huy sẽ thay mặt lãnh đạo Bộ Công Thương tham mưu, chỉ đạo công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật cán bộ trong phạm vi quy định của cơ quan này.Được biết, trong quãng thời gian ông Đào Văn Hải giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Công Thương đã xuất hiện hàng loạt vấn đề bê bối trong công tác bổ nhiệm nhân sự. Có thể kể đến như trường hợp của nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh, ông Vũ Quang Hải - Phó Tổng giám đốc Sabeco - con trai nguyên Bộ trường Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.Unilever Việt Nam sẽ bị truy thu thuếThông tin trong tuần từ Tổng cục Thuế cho biết, trong giai đoạn 2009 - 2013, Unilever Việt Nam có đầu tư mở rộng nhưng không kê khai, tính, nộp thuế riêng đối với phần thu nhập phát sinh từ các hoạt động này là không đúng quy định. Từ đó dẫn tới tình trạng thiếu thuế.
Cũng theo Tổng cục Thuế, quãng thời gian trên, pháp luật không ưu đãi thuế thu nhập DN với các hoạt động đầu tư mở rộng. Vì vậy, Unilever Việt Nam phải có trách nhiệm nộp các khoản thuế truy thu, nộp phạt vi phạm hành chính và khoản thuế chậm nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.Tình trạng lách, né, trốn thuế với đủ các chiêu trò luôn là mảng tối ở các DN có vốn FDI như Unilever Việt Nam trong những năm trở lại đây và số tiền này đều ở con số rất lớn. Tiêu biểu như năm 2015, Honda Việt Nam đã bị truy thu thuế lên đến 297 tỷ đồng.Lần đầu tiên đấu giá hạn ngạch nhập đườngHôm 7/9 vừa qua, Bộ Công Thương đã lần đầu tiên tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 85.000 tấn đường năm 2016 bao gồm: 40.000 tấn đường thô và 45.000 tấn đường tinh luyện. Đây được cho là hành động cần thiết nhằm ngăn chặn cơ chế xin - cho đối với việc nhập khẩu đường đã tồn tại từ nhiều năm qua.
Với 22 hồ sơ hợp lệ tham gia đấu giá, đã có 3 công ty trúng thầu nhập khẩu đường thô và 8 công ty trúng thầu đường tinh luyện. Trước phiên đấu giá này, các công ty lớn sẽ được cấp hạn ngạch nhập khẩu đường nhưng số lượng hạn chế. Trong trường hợp không đủ phục vụ nhu cầu sản xuất, doanh nghiệp sẽ phải mua thêm của các nhà máy trong nước hoặc đàm phán với các đối tác nhập khẩu khác với mức giá cao hơn.Theo đánh giá từ Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, từ đầu năm 2016 đến nay, mặt hàng đường trong nước liên tục tăng giá, mức tăng bình quân 10%-15% so với đầu vụ và tăng 20%-30% so với cùng kỳ năm 2015. Dự đoán năm nay lượng đường sản xuất trong nước giảm nên sẽ không đủ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, vì vậy ngoài 85.000 tấn đường trong hạn ngạch, Việt Nam cần nhập thêm 200.000 tấn để bù đắp thiếu hụt.7 ngân hàng Việt được Moody's xem xét nâng hạngMới đây, tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Service đã đưa ra tuyên bố sẽ xem xét nâng hạng tín nhiệm dài hạn cho 7 ngân hàng thương mại Việt Nam.
Động thái này cho thấy Moody's đang kỳ vọng rằng môi trường kinh tế và kinh doanh của các ngân hàng được cải thiện ở Việt Nam sẽ dẫn đến sự cải thiện hồ sơ tín dụng, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời của các ngân hàng, đồng thời đóng góp cho sự ổn định tương đối về nguồn vốn và thanh khoản của các ngân hàng.Các ngân hàng được cân nhắc nâng tín nhiệm dài hạn gồm: Ngân hàng An Bình (ABB), Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB), và Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank).Bên cạnh đó, Moody’s cũng xem xét nâng hạng đánh giá tín nhiệm cơ sở (BCA) và đánh giá rủi ro đối tác dài hạn (CRA) đối với 7 ngân hàng này và hai ngân hàng khác là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank). Việc đánh giá các ngân hàng sẽ hoàn tất trong 90 ngày tới.
Kinhtedothi - Theo Cục Thống kê TP Hà Nội, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 19,1 tỷ USD, tăng 14,8%; nhập khẩu đạt 41 tỷ USD, tăng 9,4%. Kết quả này đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Thủ đô.
Kinhtedothi - Sau một năm làm việc khẩn trương, tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, giải quyết nhiều vướng mắc thủ tục hành chính… loạt chỉ số kinh tế của tỉnh Quảng Nam dần phục hồi nhanh hơn dự kiến.
Kinhtedothi - Trong năm 2025 và những năm tiếp theo, TP Hồ Chí Minh sẽ tập trung phát triển nông nghiệp đô thị và ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng giá trị sản xuất cho các doanh nghiệp và hộ nông dân.
Kinhtedothi- Các đợt không khí lạnh gây mưa kéo dài trong những ngày qua đã làm 1.031 ha lúa gieo sạ vụ Đông Xuân 2024 - 2025 của các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi bị ngập úng, hư hại.
Kinhtedothi - Tuần đầu tiên của năm mới 2025, giá vàng đã tăng mạnh trở lại. Diễn biến bất ngờ của giá vàng báo hiệu một năm đầy sóng gió của thị trường này.