Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đổ hàng trăm triệu USD vào Neymar và Ronaldo, Ả Rập Saudi muốn gì?

Kinhtedothi - Ả Rập Saudi đang muốn thể hiện tình yêu bóng đá hay cố xóa sạch vết nhơ?

Mới đây, Saudi Pro League - Giải vô địch quốc gia Ả Rập Saudi vừa bổ sung cho mình ngôi sao bóng đá người Brazil Neymar sau khi cầu thủ 31 tuổi này rời khỏi ông lớn của nền bóng đá Pháp Paris Saint-Germain.

Đáng chú ý hơn, đây chỉ là một trong những siêu sao mà quốc gia Trung Đông này chiêu mộ được, trước đó phải kể đến thương vụ thành công với siêu sao hàng đầu thế giới, người từng đoạt 5 quả bóng vàng Cristiano Ronaldo.

Những bản hợp đồng bom tấn đang giúp Ả Rập Saudi thành công đánh bóng tên tuổi. Nguồn CNBC

Trả lời phóng vấn của CNBC, Fahad Nazer, Người phát ngôn Đại sứ quán Ả Rập Saudi tại Mỹ, cho biết: “Việc thu hút hai trong những siêu sao hàng đầu thế giới là Cristiano Ronaldo và Neymar không chỉ giúp giải Saudi Pro League nâng tầm trong mắt người hâm mộ mà còn giúp các cầu thủ trong nước tiến bộ, cải thiện lối chơi”.

Đứng sau những thương vụ bom tấn này là Quỹ đầu tư công của Ả Rập Saudi (PIF). Còn Chủ tịch Quỹ, Thái tử Mohammed bin Salman, đã khoản đãi các siêu sao bậc nhất thế giới hàng trăm triệu USD. Trong khi Ronaldo ký bản hợp đồng chơi bóng 7 năm cho câu lạc bộ Al-Nassr với mức lương 213 triệu USD/năm thì Neymar sẽ nhận được 400 triệu USD trong hai năm thi đấu tại Al Hilal.

PIF đã tiếp quản bốn câu lạc bộ lớn là: Al-Ittihad, Al-Nassr, Al-Hilal và Al-Ahli kể từ tháng 6/2023.

“Saudi Pro League là giải bóng đá chuyên nghiệp nam hàng đầu ở Ả Rập Saudi nên thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ”, theo Stefan Szymanski, Giáo sư Đại học Michigan.

Ông cho biết Chính phủ Ả Rập Saudi đang dốc tiền cho các CLB để mua cầu thủ tên tuổi, nâng tầm trình độ và sự nổi tiếng của giải đấu.

Bên cạnh các giải quốc nội, Chính phủ nước này còn đặc biệt quan tâm đến các giải bóng đá hàng đầu châu Âu khác, trong đó có Ngoại hạng Anh. Vào năm 2021, PIF đã mua phần lớn cổ phần của câu lạc bộ bóng đá Anh Newcastle United.

Che đậy tiếng xấu?

Tuy nhiên, giới phê bình lại cho rằng quốc gia Trung Đông này đang cố sử dụng những thành tích thể thao để che đậy tình trạng vi phạm nhân quyền nhức nhối, đè nặng lên người dân. Nhiều nguồn tin cho rằng Chính phủ Ả Rập Saudi thường xuyên đàn áp thẳng tay phe đối lập và trừng phạt tội phạm nghiêm khắc.

Simon Chadwick, chuyên gia tại Trường Kinh doanh Skema cho biết: “Sportswashing (Tẩy chay thể thao) về cơ bản tương tự với việc cố gắng gột sạch tai tiếng và tạo dựng hình ảnh. Trong những năm gần đây, danh tiếng của Ả Rập Saudi không tốt trong mắt bạn bè quốc tế”.

Đáp lại những chỉ trích trên, Người phát ngôn Fahad Nazer của Đại sứ quán Ả Rập Saudi tại Mỹ cho biết: “Ả Rập Saudi đang dần đổi mới, cải cách để nâng cao lợi ích của chính mình cũng như cải thiện đời sống của người dân. Do vậy, mọi người nên tin tưởng vào các biện pháp mà chính phủ đang thực hiện”.

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

20/01/2025 | 15:10

Kinhtedothi - Nền tảng TikTok đã thông báo vào rạng sáng 20/1 (theo giờ Việt Nam) với nội dung: Cảm ơn sự kiên nhẫn và ủng hộ của các bạn. Nhớ sự nỗ lực của Tổng thống Trump, TikTok đã quay trở lại.

Đức thành lập đơn vị quân sự chuyên trách bảo vệ lãnh thổ

Đức thành lập đơn vị quân sự chuyên trách bảo vệ lãnh thổ

12/01/2025 | 07:38

Kinhtedothi - Theo thông báo ngày 11/1, quân đội Đức sẽ thành lập một đơn vị mới chuyên trách nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ. Động thái này nhằm nâng cao khả năng phòng thủ nội địa và đối phó với các mối đe dọa ngày càng gia tăng từ phía Nga.

Tin tài trợ