Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đổi mới cơ chế ĐH Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của trường Đại học (ĐH) Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp với mục tiêu phát triển thành trường đại học ứng dụng đa ngành, đa lĩnh vực, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế.

Theo Đề án, trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Cụ thể, trường được quyết định mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ cao đẳng, cử nhân kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với định hướng phát triển của trường và nhu cầu xã hội khi đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật.
Trường được quyết định chương trình đào tạo; phương pháp giảng dạy; lựa chọn ngôn ngữ giảng dạy; phương pháp thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập; giáo trình, học liệu và quản lý đào tạo; quyết định liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các cơ sở đào tạo trong nước; liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với đối tác là các trường đại học, các tổ chức đào tạo có uy tín trên thế giới; quyết định hoạt động nghiên cứu khoa học...

Trường thực hiện cơ chế thu, quản lý học phí theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 và quy định tại Quyết định này.

Mức thu học phí bình quân tối đa (của chương trình đại trà, trình độ đại học, chính quy) năm học 2017-2018 là 14 triệu đồng/sinh viên; năm học 2018-2019 là 15 triệu đồng/sinh viên; năm học 2019-2020 là 16 triệu đồng/sinh viên.

Trường quyết định mức trần học phí đối với trình độ đào tạo tiến sĩ bằng 2,5 lần, thạc sĩ bằng 1,5 lần, cao đẳng bằng 0,8 lần mức học phí bình quân tối đa nêu trên; học phí đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 1,5 lần mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo.

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin tài trợ