Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đổi mới phương pháp dạy để rút ngắn thời gian đào tạo

Kinhtedothi - Một trong những phương pháp giáo dục tiên tiến được trường Đại học (ĐH) Thủ đô Hà Nội áp dụng là tổ chức thực tập thường xuyên, để sinh viên tốt nghiệp sớm, có việc làm ngay. Phó Hiệu trưởng ĐH Thủ đô Hà Nội Đỗ Hồng Cường khẳng định, khi trao đổi về đào tạo theo mô hình trường y đang được nhà trường áp dụng.

 Ngày hội tuyển dụng tại trường Đại học Thủ đô. Ảnh: Thủy Trúc
Thưa ông, lần đầu tiên trường ĐH Thủ đô Hà Nội trao bằng tốt nghiệp sớm nửa năm cho 32 sinh viên (SV). Thời gian tới, nhà trường sẽ làm gì để có thêm nhiều SV ra trường sớm?
- Chúng tôi định hướng quá trình phát triển của nhà trường từ 2010 khi chuyển đổi phương thức đào tạo niên chế sang tín chỉ. Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, giảng viên, gần 10 năm qua đến thời điểm này, chúng tôi có thể tự hào quá trình đào tạo theo phương thức rất tiên tiến đã được hoàn toàn thực hiện. SV có thể tự định được ra kế hoạch học tập với sự hỗ trợ của thầy cô giáo để có thể tốt nghiệp sớm.

Với 32 SV được tốt nghiệp sớm là cơ hội rất lớn để các em có được việc làm ngay khi tốt nghiệp. Chúng tôi hi vọng, phương thức đào tạo tiên tiến này sẽ trở thành hệ thống mới của Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới.

Tốt nghiệp sớm đồng nghĩa với SV phải trang bị rất nhiều kiến thức và kỹ năng. Nhà trường đã tạo điều kiện cho các em thế nào?

- Có hai việc quan trọng của nhà trường để làm được việc này. Thứ nhất, xây dựng được kế hoạch học tập cho sinh viên một cách tỉ mỉ. Thứ hai, đòi hỏi nỗ lực của sinh viên, nếu không thì sẽ rất khó thành công. Vì thế, với kế hoạch chúng tôi xây dựng, các em phải đi học trong cả thời gian hè. Quá trình học kỳ một vừa qua, các em vừa học, thực tập, trả bài các thầy cô, vừa làm khóa luận nên đòi hỏi sự nỗ lực rất cao.

Trước đó, chúng tôi dự kiến hơn 40 SV tốt nghiệp sớm nhưng vừa rồi có 32 em, chứng tỏ đây là con đường gian nan chứ không trải hoa hồng. Nhưng, các em đã gặt hái được thành công và có được cơ hội việc làm rất tốt. Mục tiêu của chúng tôi trong thời gian tới, các em không chỉ có việc làm mà có việc làm ở vị trí tốt, thu nhập cao.

Một trong những rào cản của nhà trường là phương thức thực tập. Nhà trường đã thay đổi cách thức thực tập như thế nào?

- Theo quy định cũ, SV phải đi thực tập từng đợt cố định, theo những quy chuẩn chung. Tuy nhiên, nhà trường đã phá bỏ, xây dựng lại hệ thống thực tập thường xuyên với những tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng. Đồng thời, xây dựng thành các module và những năng lực thực tập. Nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với các trường thực hành để SV có thể thực tập tốt. Qua đợt thực tập, các nhà tuyển dụng có thể lựa chọn được SV đến công tác sau khi tốt nghiệp ra trường. Minh chứng rõ nhất, cả 32 SV tốt nghiệp sớm đều có việc làm ở những vị trí rất tốt.

Vậy, trong chương trình đào tạo, nhà trường có sự thay đổi thế nào để SV ra trường có cơ hội lựa chọn việc làm thay vì đi xin việc?

- Chúng tôi mong muốn các nhà tuyển dụng tìm đến nhà trường để tuyển dụng SV. Muốn làm được điều đó, chúng tôi đã đưa được những yêu cầu của nhà tuyển dụng vào trong chương trình đào tạo. Ví dụ, ở chương trình đào tạo chất lượng cao tiểu học, hầu hết những đòi hỏi của các trường, hệ thống trường tư thục đã được đưa vào, thậm chí nâng lên một bậc. Chúng tôi tin tưởng, khi SV chất lượng cao khoá tới tốt nghiệp, các em không chỉ có việc làm mà còn có mức thu nhập cao. Đó là điều chúng tôi hướng đến.

Nhà trường có đặt ra bao nhiêu phần trăm SV tốt nghiệp sớm?

- Chúng tôi không làm điều đó, bởi quan trọng là SV. Nếu SV không nỗ lực sẽ chẳng thể nào thực hiện được. Nghĩa là phải có quá trình 3 bên tham gia: Nhà trường; khoa, hệ thống cố vấn học tập và SV.

Xin cảm ơn ông!

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin tài trợ