Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đồng Tháp: Độc đáo "chợ ma" Định Yên

Kinhtedothi – Cùng với sự phát triển của làng chiếu trăm năm tuổi, "chợ ma" Định Yên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp được xem là một trong những nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của vùng sông nước.

Khung cảnh "chợ ma" Định Yên được tái hiện. Ảnh Thành Nhơn

Thời gian qua, cùng với sự phát triển của kinh tế, hệ thống giao thông đi lại thuận lợi, "chợ ma" Định Yên không còn hoạt động. Tuy nhiên, gần đây chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã và đang nỗ lực khôi phục, tái hiện lại "chợ ma" Định Yên để quảng bá và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

"Chợ ma" Định Yên hồn của nghề dệt chiếu

Cùng với sự hỗ trợ từ các chuyên gia đến từ Hội An (Quảng Nam), UBND huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp tổ chức Thực cảnh tái hiện chợ ma Định Yên. "Chợ chiếu ma" diễn ra tại đình Định Yên gồm hoạt cảnh trên bờ và dưới rạch cầu Cầu Đình.

Người dân dùng xuồng, ghe để đi đến "chợ ma" thực hiện giao dịch. Ảnh Thành Nhơn

Trong không gian tĩnh mịch, kèm theo đó là những tiếng ếch nhái đưa du khách như lạc vào khung cảnh "chợ ma" ngày xưa khi hàng trăm người dân từ khắp các ngã đường đến trước sân đình Định Yên để bán chiếu.

Tại đây, người mua, kẻ bán thương thảo giá cả dưới ánh đèn dầu, đuốc lá dừa leo lắt khiến cho người dân sống lại phiên chợ một thời đầy ký ức của những người dân làng chiếu Định Yên.

Người dân xách đèn dầu, cầm chiếu tái hiện lại phiên "chợ ma". Ảnh Thành Nhơn

Theo một số người dân ở làng chiếu Định Yên cho biết, do tập quán sinh hoạt, điều kiện đặc thù của người dân làm nghề dệt chiếu nên từ xa xưa, tùy theo con nước lớn, chợ chiếu Định Yên nhóm họp vào ban đêm, thường từ trước khuya cho đến hai, ba giờ sáng. Trước cổng đình Định Yên, những thương lái, những người bán chiếu đi bộ hoặc bơi xuồng hoặc ghe đến chợ mua bán lát và thành phẩm chiếu rồi mang đi nơi khác bán.

Người dân Định Yên rất vui mừng vì được tái hiện lại phiên "chợ ma" có 1 không 2 của vùng sông nước. Ảnh Thành Nhơn

Lý giải tại sao gọi là “chợ ma” một cụ cao niên trong làng chia sẻ, từ không gian tĩnh mịch của đêm quê, trên đường đi đến chợ, đốt đèn dầu mù u hay những ánh đuốc lá dừa lập lòe, vừa đi vừa quơ rọi đường đi, lúc ẩn lúc hiện. Đến chợ, cùng những chiếc đèn hột vịt leo lắt dùng để mua bán, chẳng khác nào những bóng ma lờn vờn giữa những con đường, sông rạch dày đặc bóng đêm nên dân gian gọi là "chợ ma".

Theo bà Nguyễn Thị Nhanh, Chủ tịch UBND huyện Lấp Vò cho biết, việc tái hiện lại "chợ ma" Định Yên nhằm tái hiện lại hình ảnh chợ chiếu vang bóng một thời, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa, con người Đồng Tháp đến với du khách trong và ngoài nước. Đây được xem là nét văn hóa chợ độc đáo không những của Lấp Vò mà còn cả tỉnh Đồng Tháp, tồn tại và phát triển trên một thế kỷ qua.

Chia sẻ với phóng viên, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa cho hay, việc tái hiện "chợ ma" Định Yên là niềm tự hào về một làng nghề truyền thống của tỉnh. Nghề dệt chiếu Định Yên đã nuôi sống bao nhiêu thế hệ gia đình, từ vốn tích cóp từ bán chiếu, nhiều người con xuất thân từ mảnh đất này đã ăn học thành tài, quay lại cống hiến cho quê hương. Tái hiện "chợ ma" không chỉ nâng tầm làng nghề dệt chiếu trăm năm tuổi mà còn góp phần quảng bá hình ảnh Đất Sen hồng.

"Chợ ma" gắn với nghề chiếu

Làng nghề dệt chiếu Định Yên (xã Định Yên và xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) có tuổi đời trăm năm tuổi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào tháng 9/2013. Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay làng nghề dệt chiếu truyền thống dù không còn đông đúc, nhộn nhịp như xưa nhưng vẫn giữ được nét hoài cổ cùng giá trị lịch sử trăm năm trường tồn.

Nghề dệt chiếu Định Yên gắn với "chợ ma" tạo nên nét đặc trưng của chợ. Ảnh Hữu Tuấn

Theo những người làm nghề dệt chiếu tại Định Yên cho biết, chiếu được dệt dựa trên nguồn nguyên liệu lác tại địa phương. Thời gian qua, do nhu cầu sản xuất tăng cao, nguồn nguyên liệu tại chỗ không đáp ứng đủ, người dân phải mua lác ở các vùng xung quanh.

Thời kỳ hưng thịnh, làng dệt chiếu Định Yên có hơn 3.000 hộ dân theo nghề. Tuy nhiên đến nay chỉ còn khoảng hơn 400 theo nghề, tập trung chủ yếu ở hai xã Định Yên và Định An. Trung bình mỗi năm, làng chiếu Định Yên cung ứng ra thị trường hàng triệu chiếc chiếu đủ mẫu mã, kích thước.

Thời kỳ hưng thịnh có khoảng 3.000 hộ tham gia sản xuất, hiện nay chỉ còn hơn 400 hộ. Ảnh Hữu Tuấn

Chia sẻ với phóng viên bà Nguyễn Thu Hà, ấp An Khương xã Định Yên cho biết, với công nghệ máy móc hiện đại, một công nhân dệt chiếu máy có thể dệt được khoảng 10 đến 12 chiếc/ngày. Một chiếc chiếu thành phẩm bán cho thương lái dao động từ 50.000 - 70.000 đồng/chiếc tùy chủng loại và kích cỡ.

Mỗi ngày người thợ sản xuất khoảng 10-12 chiếc chiếu. Ảnh Hữu Tuấn

Làng chiếu Định Yên hiện có 620 máy dệt chiếu, 62 máy may bìa chiếu, 2 máy se chỉ, 2 máy lau bóng sản phẩm với 431 hộ dân sinh sống bằng nghề dệt chiếu. Hàng năm, làng nghề sản xuất và cung cấp ra thị trường trên 1,3 triệu chiếc chiếu các loại, với tổng doanh thu khoảng 80 tỷ đồng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gần 3.800 hộ dân sản xuất, buôn bán, dịch vụ.

Đồng Tháp: Độc đáo nghề dệt khăn rằn 100 năm tuổi

Đồng Tháp: Độc đáo nghề dệt khăn rằn 100 năm tuổi

Giải pháp nào để phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp?

Giải pháp nào để phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp?

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Đà Nẵng, Phú Quốc, Tây Ninh dự báo đông khách dịp Tết Ất Tỵ

Đà Nẵng, Phú Quốc, Tây Ninh dự báo đông khách dịp Tết Ất Tỵ

11/01/2025 | 21:48

Kinhtedothi - Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày dự báo Đà Nẵng, Phú Quốc và Tây Ninh là những điểm đến được “săn đón” hàng đầu. Với các lễ hội đặc sắc, cảnh quan đầu tư và trải nghiệm đẳng cấp, các địa phương này hứa hẹn thu hút đông đảo du khách.

Cơm nhà và cỗ Tết: cảm nhận về giá trị di sản ẩm thực Hà Nội

Cơm nhà và cỗ Tết: cảm nhận về giá trị di sản ẩm thực Hà Nội

11/01/2025 | 20:14

Kinhtedothi - Khác với sự giản dị của mâm cơm thường ngày, mâm cỗ Tết của người Hà Nội tinh tế về hình thức, cầu kỳ về cách chế biến, chứa đựng cả tâm tình, tấm lòng của con cháu dâng lên tổ tiên trong những ngày đầu năm mới và mong ước cuộc sống đủ đầy.

Tin tài trợ