Hà Nội kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho làng nghề
Kinhtedothi - Sáng 28/10, Sở Công thương Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc "Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP”.
Chương trình có quy mô 133 gian hàng và khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP để các du khách có thể tham quan, mua sắm. Trong đó, có các hoạt động trưng bày, quảng bá sản phẩm; trao giải cho các cơ sở đạt danh hiệu sản xuất, tiêu dùng bền vững; tổ chức lễ ký kết hợp tác chuỗi sản xuất – tiêu dùng xanh.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội) Hoàng Minh Lâm cho biết, TP Hà Nội có 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Với 1.350 làng nghề và làng có nghề, đến nay TP Hà Nội có 305 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã.
Thời gian qua, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội đã được xuất khẩu đi các thị trường chất lượng cao như Nhật Bản, Mỹ, EU, Dubai và một số nước Châu Á, Đông Nam Á. Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024 nằm trong chuỗi các hoạt động thuộc Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 của Bộ Công Thương.

Thông qua việc tổ chức chương trình, ngành công thương Hà Nội bảo tồn và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát huy và giữ gìn cho ngành nghề truyền thống phát triển bền vững và ổn định. Đồng thời hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống, sản phẩm OCOP như thêu, gốm sứ, mây tre đan, lụa, áo dài, mộc, chế biến thực phẩm... nâng cao chất lượng sản phẩm, liên kết bền vững để sử dụng có hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu phát sinh chất thải, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
“Việc tổ chức chương trình kết nối chuỗi sản xuất-tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống là sự cam kết của TP Hà Nội trong việc luôn tích cực, chủ động hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tháo gỡ khó khăn thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh”-ông Lâm nhấn mạnh.
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất- tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống diễn ra từ ngày 28/10 - 3/11/2024.

Hà Nội ra mắt tour du lịch “Nghệ thuật làng nghề thủ công Duyên Thái”
Kinhtedothi - Chào mừng kỷ niệm 70 năm này Giải phóng Thủ đô, chiều 8/10, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thường Tín ra mắt chương trình du lịch “Nghệ thuật làng nghề thủ công Duyên Thái”.

Để sản phẩm làng nghề rộng đường xuất ngoại
Kinhtedothi - Chưa có chiến lược marketing rõ ràng, thiếu thông tin thị trường, không chú trọng xây dựng thương hiệu… là những trở ngại khiến sản phẩm làng nghề của Việt Nam chật vật tiếp cận thị trường quốc tế.

Công nhận điểm du lịch Làng nghề cỏ tế mây tre đan xã Phú Túc
Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Quyết định số 5538/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch Làng nghề cỏ tế mây tre đan xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.