Hà Nội: ngăn chặn vụ giả danh Công an nhằm chiếm đoạt 500 triệu đồng
Kinhtedothi - Ngày 13/12, Công an TP Hà Nội thông tin, Công an phường Khương Trung, quận Thanh Xuân đã phối hợp với Ngân hàng Bắc Á, kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo, giả danh là Công an nhằm chiếm đoạt số tiền 500 triệu đồng.
![]() |
Theo đó, khoảng 15h ngày 11/12/2024, Công an phường Khương Trung nhận được tin báo của Ngân hàng Bắc Á (chi nhánh tại số 337 Trường Chinh, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân) về việc có một cụ ông đến rút tiền có nhiều biểu hiện hoang mang, lo sợ, nghi vấn bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngay sau khi nắm được thông tin, Ban chỉ huy Công an quận Thanh Xuân đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ cùng Công an phường Khương Trung đến trụ sở của Ngân hàng xác minh sự việc. Qua xác minh, cụ ông đến rút tiền là N.M.Đ (SN 1950, HKTT: Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội).
Bước đầu, ông Đ trao đổi đến ngân hàng rút tiền để cho con gái xây nhà. Tuy nhiên, sau khi được cán bộ Công an phường Khương Trung động viên, giải thích, tuyên truyền về các hình thức lừa đảo, ông Đ thừa nhận bản thân đang bị đối tượng giả danh cơ quan Công an thao túng tâm lý.
Theo đó, vào sáng 11/12/2024, ông Đ nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm thông báo ông liên quan đến vụ việc lừa đảo ngân hàng. Đối tượng yêu cầu ông đến ngân hàng rút toàn bộ số tiền trong sổ tiết kiệm và chuyển vào số tài khoản do đối tượng cung cấp. Quá trình nói chuyện, đối tượng đe doạ ông Đức phải tuyệt đối giữ bí mật về cuộc nói chuyện cũng như nội dung đã trao đổi, không được nói với ai, giữ bí mật và không được khai báo lý do rút tiền.
Công an phường đã phối hợp với Ngân hàng Bắc Á dừng tất cả các giao dịch của ông Đ tại ngân hàng, đồng thời liện hệ với gia đình đến nhận lại tài sản và đưa ông về nhà.
Qua đây, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu nhất là đối với những người lớn tuổi. Để làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua Công an địa phương; tuyệt đối không gọi điện yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

Cảnh báo: một số thủ đoạn lừa đảo phổ biến trên không gian mạng
Kinhtedothi - Cục An toàn thông tin vừa cảnh báo một số thủ đoạn phổ biến trên không gian mạng trong tuần từ 2/12 đến 8/12.

Nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện bị bắt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Kinhtedothi - Ngày 10/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đã tống đạt quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Trần Minh Vũ - nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đường dây lừa đảo xuyên quốc gia của Tiktoker Mr Pips bị triệt phá thế nào?
Kinhtedothi - Công an TP Hà Nội vừa triệt phá thành công vụ án lừa đảo trên không gian mạng lớn nhất từ trước đến nay, trong đó khởi tố Tiktoker Mr Pips Phó Đức Nam.