Hà Nội quy định thi công, hoàn trả kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Kinhtedothi - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 24/2023/QĐ-UBND, quy định về công tác quản lý thi công và hoàn trả kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội.
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến công tác thi công và hoàn trả kết cấu đường bộ trên các tuyến đường đang khai thác thuộc hệ thống đường bộ do TP quản lý.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân thi công xây dựng công trình trên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ chấp thuận việc xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (ngay từ bước lập dự án, thiết kế cơ sở hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công); có phương án tổ chức giao thông phù hợp với biện pháp tổ chức thi công được cơ quan quản lý đường bộ chấp thuận và được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi khởi công công trình.
Đối với các tuyến đê kết hợp giao thông trước khi thi công phải lấy ý kiến thống nhất của cơ quan quản lý đê điều về phương án sửa chữa.
Đơn vị quản đường bộ khi thực hiện công tác bảo trì đường bộ không phải xin giấy phép thi công nhưng phải nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ.
TP khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ trong việc thi công trên đường bộ đang khai thác để hạn chế công tác đào, cắt kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, như các biện pháp khoan bằng robot, khoan kích ngầm, sử dụng các cấu kiện đúc sẵn để rút ngắn thời gian, tiến độ thi công.
Đối với dự án xây dựng công trình thiết yếu, kết cấu hoàn trả phải bảo đảm điều kiện chất lượng bằng hoặc tốt hơn kết cấu đường bộ ban đầu; đối với dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, kết cấu đường bộ được tính toán thiết kế theo các quy định hiện hành.
Đối với công trình thiết yếu, phần hoàn trả phải thực hiện khảo sát hiện trạng kết cấu hạ tầng đường bộ (xác định các công trình ngầm nổi, xác định lưu lượng giao thông, tính toán kết cấu hoàn trả bảo đảm phù hợp với kết cấu đường bộ hiện trạng...) và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với phần hoàn trả kết cấu hạ tầng đường bộ có yêu cầu phức tạp, chủ đầu tư phải lập hồ sơ thiết kế riêng cho phần hoàn trả và được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trước khi thực hiện thủ tục xin cấp phép.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 5/10/2023.

Hà Nội hoàn thành nhiều hạ tầng số, dữ liệu số chuyên ngành trong năm 2023
Kinhtedothi - Với số lượng 10 triệu dân, Hà Nội xác định chuyển đổi số (CĐS) là một quá trình thường xuyên, liên tục, đặc biệt với quy mô rất lớn và khối lượng công việc không nhỏ.

Hạ tầng cho xe điện cá nhân: Nỗi lo mới của Hà Nội
Kinhtedothi - Vài năm qua, lượng xe điện cá nhân, bao gồm cả ô tô, xe máy lẫn xe đạp tại Hà Nội tăng khá nhanh, đặt ra yêu cầu mới đối với TP về bảo đảm khả năng cung cấp nguồn năng lượng cũng như an toàn cháy nổ.

Quận Hoàng Mai tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục
Kinhtedothi - Ngày 25/9, HĐND quận Hoàng Mai khóa IV (nhiệm kỳ 2021-2026) tổ chức kỳ họp thứ 9 (kỳ họp chuyên đề) thông qua nghị quyết về đầu tư công; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 ngân sách quận.