Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: săn lùng nhà ở thương mại giá 2-3 tỷ đồng

Nhiều người dân sinh sống và làm việc tại Hà Nội đang tìm mua những căn nhà ở thương mại có giá bán 2-3 tỷ đồng/căn.

Căn nhà ở thương mại có giá bán 2-3 tỷ đồng/căn ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội). Ảnh: Thu Giang

Trao đổi với PV Lao Động, anh Trần Văn Hưng (thuê trọ ở quận Thanh Xuân) chia sẻ, vợ chồng anh cảm thấy bất ngờ khi giá nhà ở tại Hà Nội thời gian gần đây tăng chóng mặt, dao động ở mức 4-6 tỷ đồng/căn ở nội đô, tùy phân khúc.

Theo anh Hưng, không chỉ ở nội thành, nhiều căn nhà ở thương mại vùng ven gần đây giá cả cũng tăng chóng mặt. Thời gian qua, gia đình anh đang tìm mua những căn hộ có giá bán 2-3 tỷ đồng, phù hợp với nhu cầu tài chính ở huyện Hoài Đức.

"Năm 2021, giá một căn nhà 2 phòng ngủ ở nội đô chỉ khoảng 2-2,5 tỷ đồng/căn, tùy diện tích. Đến nay, mức giá bán nhà ở thương mại đang dao động gần 4-6 tỷ đồng/căn, tăng gần gấp đôi và chưa có dấu hiệu dừng lại" - anh Hưng nói thêm.

Do mức giá trong nội đô tăng cao, gia đình anh Nguyễn Trung Kiên (thuê trọ ở quận Cầu Giấy) mấy tháng nay đã phải lùng sục, tìm mua căn nhà ở thương mại ở các quận huyện ngoại thành Hà Nội như Hà Đông, Hoài Đức, Thanh Trì, Nam Từ Liêm với mức giá 2-3 tỷ đồng/căn.

Giá nhà ở thương mại tại trung tâm Hà Nội liên tục tăng cao. Ảnh: Thu Giang

Nhiều chuyên gia bất động sản mới đây nhận định, dù giá chung cư đã tạm thời lắng xuống so với vài tháng trước nhưng vẫn cao chót vót, vượt quá khả năng của người có nhu cầu ở thật.

Trong khi nhiều môi giới cũng thừa nhận, nghịch lý đang diễn ra khi nhu cầu về giao dịch nhà ở, chung cư tăng cao vào dịp cuối năm, nhất là cận Tết nhưng rất nhiều dự án không có giao dịch trong vài tháng nay.

Nhiều chuyên gia bất động sản dự đoán, phân khúc nhà ở tại Hà Nội nói riêng và các phân khúc bất động sản nhà ở khác vẫn tiếp tục tăng giá thì về lâu dài, sẽ gây những bất ổn lớn cho thị trường.

Theo các chuyên gia, các cơ quan quản lý cần sớm có các biện pháp "khơi thông" đường đi cho phân khúc nhà ở thương mại giá bình dân, nhà xã hội. Cùng với đó, các chủ đầu tư cần đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển sản phẩm theo đúng xu hướng, khả năng chi trả của phần đông người dân.

TS Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - cho rằng, vướng mắc pháp lý của các dự án bất động sản dẫn đến việc khan hiếm nguồn cung, đẩy giá bất động sản tăng cao. Sau gần 3 năm khi thị trường thiếu dự án, giá chung cư và nhà đất Hà Nội đã tăng từ 40 - 50%.

Theo ông Đính, do nhu cầu trên thị trường rất lớn trong khi nguồn hàng, dự án rất khan hiếm đã dẫn đến cảnh môi giới, sàn giao dịch, chủ đầu tư dự án, người có nguồn hàng đã xây dựng mức giá có biên độ lợi nhuận lớn, dẫn đến giá quá cao.

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Thị trường bất động sản bấn loạn, tăng giá khó kiểm soát

Thị trường bất động sản bấn loạn, tăng giá khó kiểm soát

06/01/2025 | 18:08

Kinhtedothi - Thị trường bất động sản (BĐS) hiện đang trải qua một giai đoạn biến động mạnh mẽ tại nhiều khu vực, với tình trạng tăng giá khó kiểm soát. Đáng nói là thực tế thị trường lại chưa thực sự sôi động nhưng có dấu hiệu giao dịch ảo.

Tin tài trợ