Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Kinhtedothi - Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu tại hội nghị tổng kết 3 Đề án: Phát triển hoa, cây cảnh, Phát triển cây ăn quả giá trị kinh tế cao, Sản xuất và tiêu thụ chè an toàn TP Hà Nội giai đoạn 2012 – 2016 do Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức chiều 12/12.

Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có cũng như giúp người nông dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống, Sở NN&PTNT đã kịp thời tham mưu cho UBND TP Hà Nội xây dựng 3 đề án nông nghiệp trọng điểm: Phát triển hoa, cây cảnh, Phát triển cây ăn quả giá trị kinh tế cao, Sản xuất và tiêu thụ chè an toàn TP Hà Nội giai đoạn 2012 – 2016. Sau 5 năm nỗ lực triển khai, thực hiện, các đề án đã đạt kết quả nổi bật, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu ban đầu đề án đề ra.

Theo số liệu tổng hợp của Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay, diện tích sản xuất hoa, cây cảnh trên địa bàn TP đạt 2.700ha, tăng 1.350ha so với năm 2011. Bên cạnh đó, TP đã hình thành được 50 vùng sản xuất hoa tập trung với quy mô 20ha/vùng trở lên tại các địa phương: Từ Liêm, Mê Linh, Tây Hồ, Đan Phượng, Thường Tín… Chất lượng hoa tăng nhanh, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cho Hà Nội và một số vùng phụ cận, góp phần hạn chế được việc nhập khẩu hoa hồng, hoa lily trong dịp lễ, Tết và ổn định giá hoa trên thị trường TP.
 Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu phát biểu tại hội nghị
Về phát triển cây ăn quả giá trị kinh tế cao, đến nay toàn TP có 15.726ha tăng hơn 2.000ha tăng so với năm 2010. Đáng chú ý, TP đã mở rộng trồng mới, thâm canh được hơn 1.500ha cây ăn quả các loại: Bưởi Diễn, cam Canh, nhãn chín muộn, chuối tiêu hồng. Tốc độ phát triển các vùng trồng cây ăn quả tăng từ 1,2 – 1,5 lần. Năng suất trung bình đạt 19,8 tấn/ha/năm. Hiệu quả kinh tế đạt trung bình từ 200 – 500 triệu đồng/ha/năm.

Về sản xuất và tiêu thụ chè an toàn, tại các địa phương thuộc khu vực miền núi của Hà Nội đã chuyển đổi thành công cơ cấu giống chè từ hiệu quả thấp sang các giống mới cho năng suất, chất lượng cao. Từ đó, hình thành được nhiều vùng sản xuất chè an toàn như: Yên Bài, Ba Trại, Cẩm Lĩnh (Ba Vì), Bắc Sơn (Sóc Sơn), Hòa Thạch (Quốc Oai), Trần Phú (Chương Mỹ). Đồng thời, xây dựng được 3 nhãn hiệu tập thể chè Long Phú - Quốc Oai, chè Bắc Sơn – Sóc Sơn, chè Ba Trại – Ba Vì. Đáng chú ý, các mô hình thâm canh chè VietGAP đều cho hiệu quả kinh tế đạt trung bình từ 150 – 220 triệu đồng/ha/năm.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu biểu dương những kết quả của các đề án nông nghiệp trọng điểm do Sở NN&PTNT chủ trì thực hiện. Phó Chủ tịch yêu cầu, Sở NN&PTNT Hà Nội tiếp tục rà soát lại quy hoạch để phát triển vùng sản xuất tập trung, mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giống cây trồng, vật tư nông nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp đảm bảo ATTP. Xây dựng cơ chế, chính sách đủ mạnh để khuyến khích DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại cơ sở. Phó Chủ tịch nhấn mạnh, về vấn đề xuất khẩu nông sản Sở NN&PTNT cần thay đổi tư duy, nhận định, lựa chọn đúng, trúng thị trường.

Về những kiến nghị đề xuất của ngành nông nghiệp, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu đồng tình đề xuất với Bộ NN&PTNT, Chính phủ về mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các DN, HTX tích tụ đất đai, mở rộng sản xuất theo hướng lâu dài, bền vững.

Cùng với đó, TP tiếp tục hỗ trợ các địa phương, Sở NN&PTNT xây dựng chuỗi giá trị, đẩy mạnh liên kết 4 nhà trong sản xuất – tiêu thụ nông sản. Phó Chủ tịch cũng giao Sở Nội Vụ phối hợp với Sở NN&PTNT nghiên cứu thành lập đơn vị mới là đầu mối cung ứng giống đảm bảo chất lượng cho nông dân.

Nhân dịp này, Bộ NN&PTNT tặng Bằng khen cho 5 tập thể, 7 cá nhân; UBND TP Hà Nội tặng Bằng khen cho 2 tập thể, 7 cá nhân; Sở NN&PTNT Hà Nội tặng Giấy khen cho 7 tập thể, 14 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện 3 Đề án: Phát triển hoa, cây cảnh, Phát triển cây ăn quả giá trị kinh tế cao, Sản xuất và tiêu thụ chè an toàn TP Hà Nội giai đoạn 2012 – 2016.
Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin tài trợ