Hà Nội: thực hiện chuyển đổi vị trí công tác gần 500 trường hợp
Kinhtedothi-Chuyển đổi vị trí công tác tại các sở, ngành thuộc TP Hà Nội có số lượng lớn diễn ra ở nội bộ những đơn vị có quy mô tổ chức bộ máy lớn; khối quận, huyện, thị xã tập trung vào viên chức kế toán trường học, viên chức lãnh đạo quản lý trường học, công chức cấp xã...
Theo thông tin từ UBND TP Hà Nội, thực hiện công tác thanh tra - pháp chế, trong năm 2024, công tác phòng, chống tham nhũng được TP tiếp tục thực hiện nghiêm túc.
Trong đó, thực hiện Chương trình số 10-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025”, Kế hoạch 134/KH-UBND ngày 28/5/2021 thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trên địa bàn TP và các văn bản liên quan, Sở Nội vụ Hà Nội đã tham mưu trình UBND TP ban hành Công văn 3976/UBND-SNV ngày 23/11/2023 về thực hiện chuyển đổi vị trí công tác và tổng hợp, xây dựng báo cáo tổng kết việc thực hiện.
Định kỳ hàng năm, các cơ quan, đơn vị phải ban hành và công khai kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác trong quý I theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
Tổng hợp từ các cơ quan, đơn vị, năm 2024 TP đã có 471 trường hợp thực hiện chuyển đổi vị trí công tác, gồm 213 công chức, 98 công chức xã, 160 viên chức. Trong đó, khối sở, cơ quan tương đương sở và đơn vị sự nghiệp trực thuộc TP có 170 trường hợp (167 công chức, 3 viên chức); khối quận, huyện, thị xã có 301 trường hợp (46 công chức cấp huyện, 98 công chức cấp xã, 157 viên chức).
UBND TP đánh giá, việc chuyển đổi vị trí công tác của các cơ quan, đơn vị đã bám sát danh mục các vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi ban hành kèm theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 1/7/2019 quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng (quản lý ngân sách, tài sản trong cơ quan, đơn vị; trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc).
Đồng thời, phù hợp chức năng, nhiệm vụ được quy định; thực hiện theo các phương thức chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định phân cấp quản lý cán bộ.
Tại các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc TP số lượng lớn diễn ra ở nội bộ các đơn vị có quy mô tổ chức bộ máy lớn; các quận, huyện, thị xã tập trung vào viên chức kế toán trường học, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại các trường học, công chức cấp xã giữ chức danh Địa chính - Xây dựng, Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch.
Cử tri kiến nghị sớm chuyển đổi dự án treo thành dự án có ích
Kinhtedothi - Sáng 2/12, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các đại biểu Quốc hội (Đơn vị bầu cử số 3) đã tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Luật Thủ đô tạo cơ chế để Hà Nội triển khai hiệu quả sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Kinhtedothi-Theo PGS.TS Bùi Thị An, Luật Thủ đô (sửa đổi) được triển khai, tức là Hà Nội đã được trao thêm “cờ” vào tay rồi, đây là điều kiện quan trọng để Hà Nội thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy đạt hiệu quả cao theo chỉ đạo, định hướng của T.Ư.
Hà Nội: trong 1 năm có 128 trường hợp trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức
Kinhtedothi-Thực hiện công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), theo UBND TP Hà Nội, năm 2024, công tác tuyển dụng công chức, viên chức được TP thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, gắn với đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt.