Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hải Phòng: khai mạc Lễ hội bơi trải, đền chùa Ngọ Dương

Kinhtedothi - Chiều 31/1 (tức ngày mùng 3 Tết Ất Tỵ), UBND quận An Dương tổ chức khai mạc Lễ hội bơi trải đền, chùa Ngọ Dương - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - tại phường An Hòa, quận An Dương, TP Hải Phòng.

Lễ hội bơi trải, đền chùa Ngọ Dương diễn ra từ ngày 31/1 đến 2/2 (từ mùng 3 đến mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với sự tham gia thi đấu của 5 đội trải cùng 150 vận động viên đến từ các tổ dân phố Ngọ Dương 1, Ngọ Dương 2, Ngọ Dương 3, Ngọ Dương 4, Ngọ Dương 5 thuộc phường An Hòa.

Mỗi đội trải có số lượng 16 người, gồm: 1 lái trải, 1 dậm cốc và 14 tuyển thủ bơi trải, 1 người tát nước. Trang phục tham gia của mỗi đội trải theo trang phục truyền thống, mỗi trải thể hiện theo một màu sắc trong ngũ hành, gồm: đỏ, vàng, xanh nõn chuối, xanh lam và hồng; lưng và đầu thắt dải lụa đỏ. 

Các đội thi đấu bơi trải. Ảnh: TTT

Lễ hội không chỉ thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương bởi không khí vui tươi, rộn ràng mà còn gây ấn tượng bởi những nét văn hóa độc đáo. Sự khác biệt trong bơi trải Ngọ Dương với bơi trải/bơi thuyền/đua thuyền của các địa phương khác trong cả nước chính là sự kết hợp giữa tốc độ và kỹ thuật bơi khéo léo, bởi trong quá trình bơi trải các đội phải thực hiện bơi các “vòng đơn và vòng kép”. Nếu không có kỹ thuật bơi tốt, các trải rất dễ bị lật thuyền hoặc phải bơi vòng rộng, xa, mất thời gian và có thể còn bị va chạm trong quá trình bơi. Đây chính là nét đặc sắc, độc đáo của lễ hội trải đền, chùa Ngọ Dương.

Lễ hội bắt đầu từ ngày mùng 3 Tết. Ảnh: TTT

Các trải tham gia thi đấu trên đoạn sông Cổ Bồng dài 1.000m, chia làm 2 lượt thi đấu. Trong ngày khai mạc, các trải thi đấu lượt đi gồm 2 lượt bơi. Điểm xuất phát của các trải ở phía Tây, bơi qua trước cửa đền Ngọ Dương sang phía Đông (tức bơi theo hướng chảy ngược của dòng sông, từ Tây sang Đông, từ âm sang dương). Đội thắng cuộc là đội về đích sớm nhất và không vi phạm các quy định theo lệ làng và quy định của Ban tổ chức trong suốt quá trình diễn ra lễ hội.

Chiều 2/2, các đội tiếp tục thi đấu lượt về và trao giải. Phương pháp tính điểm như sau: đội về nhất của một lượt bơi được 4 điểm, đội về thứ 2 được 3 điểm, đội về thứ ba được 2 điểm, đội về thứ 4 được 1 điểm và đội về thứ năm không tính điểm. Tổng điểm 4 lượt bơi cộng lại lấy thứ tự giải từ cao xuống thấp. Kết quả thi đấu ngày khai mạc, đội Ngọ Dương 5 dẫn đầu với 8 điểm.

Chương trình thu hút hàng nghìn du khách. Ảnh: TTT

Từ nhiều năm nay, lễ hội được tổ chức thường niên nhằm tưởng nhớ vị Thành Hoàng làng tên húy là Hoàng Độ cư sĩ. Sinh thời Ngài cùng 6 người anh em lập nhiều chiến công, góp phần vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Tại lễ hội, dân làng còn tổ chức lễ rước nước (lễ vật gồm các loại bánh chay) và nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian. Với giá trị văn hóa, lịch sử tiêu biểu, đặc sắc năm 2020, Lễ hội bơi trải Đền, Chùa Ngọ Dương đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội góp phần lưu trữ, bảo tồn, phát huy những giá trị di sản, văn hóa. Ảnh: TTT

Việc duy trì, tổ chức lễ hội góp phần lưu trữ, bảo tồn, phát huy những giá trị di sản, văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân, thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương. Đây còn là dịp thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc, biểu dương sức mạnh, gắn kết cộng đồng, giáo dục truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn đến các thế hệ hậu sinh.

Hải Phòng: cháy nhà hàng lớn vào mùng 1 Tết

Hải Phòng: cháy nhà hàng lớn vào mùng 1 Tết

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chờ làn gió mới từ xiếc Việt Nam

Chờ làn gió mới từ xiếc Việt Nam

Invalid Date

Kinhtedothi – Liên đoàn Xiếc Việt Nam vừa thông báo sẽ dàn dựng, biểu diễn hơn 20 chương trình mới hấp dẫn, giàu nghệ thuật phục vụ khán giả. Cùng với trung tâm biểu diễn đa năng mới được đưa vào sử dụng đầu năm 2025, nhiều khán giả kỳ vọng xiếc Việt sẽ có một năm bùng nổ.

Huyện Hoài Đức từng bước số hóa các lễ hội truyền thống

Huyện Hoài Đức từng bước số hóa các lễ hội truyền thống

Invalid Date

Kinhtedothi - Căn cứ thực tế của từng địa phương, huyện Hoài Đức khuyến khích thực hiện tối đa số hóa các lễ hội truyền thống, để làm tư liệu phục vụ công tác quản lý di tích, di sản, đồng thời quảng bá giá trị văn hóa, phát triển du lịch.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ