Hé lộ kế hoạch của Israel cho tương lai của Gaza
Kinhtedothi - Trong tương lai, ông Netanyahu muốn loại bỏ hoàn toàn sự hiện diện của Hamas cũng như chính quyền Palestine tại Gaza.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vừa chính thức công bố kế hoạch cho tương lai của Dải Gaza, sau khi xung đột với Hamas kết thúc, trong đó nhấn mạnh việc sẽ phi quân sự hóa hoàn toàn vùng đất này.
Vào hôm thứ Năm, một tài liệu có tiêu đề “The Day after Hamas” (tạm dịch là Tương lai sau Hamas) đã được đệ trình lên Chính phủ Israel nhằm vạch ra những kế hoạch trước mắt, trong trung hạn và dài hạn cho Dải Gaza. Kế hoạch này nhấn mạnh lập trường của ông Netanyahu về việc lực lượng Israel sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công tại Gaza cho đến khi phá hủy hoàn toàn tiềm lực quân sự và cơ sở hạ tầng của lực lượng Hamas, cũng như các con tin người Israel được trao trả và một cơ cấu an ninh vững chắc được thiết lập.
Trong trung hạn, vị thủ tướng này muốn Israel tiếp tục duy trì quyền tự do hoạt động tại Gaza vì mục đích đảm bảo an ninh mà không chịu bất kỳ giới hạn nào về thời gian. Ông cũng cho biết sẽ không cho phép triển khai bất kỳ động thái quân sự vượt quá giới hạn duy trì trật tự công cộng.
Quan chức này cũng yêu cầu duy trì việc đóng cửa phía Nam biên giới Gaza-Ai Cập nhằm ngăn chặn hoạt động buôn lậu tràn vào khu vực này, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác Mỹ-Ai Cập trong việc đảm bảo an ninh.
Kế hoạch này cũng đề cập đến việc Israel sẽ trao nhiệm vụ quản lý người dân cho các quan chức địa phương có kinh nghiệm cũng như không liên quan đến bất kỳ thế lực khủng bố nào.
Trả lời phỏng vấn của tờ Times of Israel, một quan chức cấp cao của Israel tiết lộ nước này phản đối việc Chính quyền Palestine quản lý Gaza. Ông cũng cho biết bất chấp những mâu thuẫn với Hamas trong quá khứ khi chính quyền Palestine do Fatah lãnh đạo đã bị lực lượng này lật đổ, chính quyền Palestine hiện tại gần như không lên án cuộc đột kích của phiến quân này vào Israel hôm 7/10.
Ông Netanyahu cũng nhấn mạnh Israel sẽ kiên quyết phản đối việc công nhận Nhà nước Palestine.
Về phía Palestine, Bộ Ngoại giao nước này đã phản đối quyết liệt kế hoạch của ông Netanyahu khi cho rằng đây là hành vi chiếm đóng Gaza bất hợp pháp cũng như cản trở thành lập Nhà nước Palestine.
“Kế hoạch của ông Netanyahu nhằm giúp Israel sử dụng chiến tranh như một công cụ để duy trì quyền lực” – cơ quan này cho biết thêm.
Vào tháng 7/10/2023, Hamas đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào Israel, khiến 1.200 người thiệt mạng. Đáp trả động thái trên, quân đội Israel đã liên tục công kích vào Dải Gaza, làm 29.000 người Palestine tại vùng đất này thiệt mạng.
Ông Biden cảnh báo Israel đang dần mất đi hỗ trợ quốc tế
Kinhtedothi - Theo Cơ quan y tế Gaza, cuộc tấn công của Israel vào Gaza nhằm tiêu diệt Hamas đã khiến ít nhất 18.205 người Palestine thiệt mạng và làm bị thương gần 50.000 người kể từ ngày 7/10.
Xung đột với Hamas khiến nền kinh tế Israel tổn thất nặng nề
Kinhtedothi - Tờ The Times of Israel cho biết ngày 25/12, trong tài liệu trình lên Ủy ban Tài chính quốc hội Israel, Bộ Tài chính nước này cho biết chi tiêu quân sự của Israel trong năm 2024 dự kiến tăng thêm 8,3 tỉ USD, lên gần 26 tỷ USD so với mức 17 tỷ USD hồi tháng 5.
Hàng nghìn lao động Ấn Độ đổ xô đến Israel bất chấp xung đột
Kinhtedothi - Những khó khăn trong cuộc sống đã thôi thúc hàng nghìn thanh niên Ấn Độ tìm cơ hội việc làm tại Israel, bất chấp các nguy cơ bất ổn an ninh.