Hết kiên nhẫn, đầu xuân, ông lớn Nhật Bản SMBC “dứt tình” Eximbank
Kinhtedothi- Quyết định chấm dứt trước thời hạn Thỏa thuận liên minh chiến lược năm 2007 giữa “ông lớn” Nhật Bản SMBC và Eximbank đã kết thúc mối lương duyên hơn 1 thập kỷ giữa 2 tổ chức tài chính này, sau nhiều lùm xùm và hàng loạt cuộc Đại hội cổ đông bất thành.
Hôm nay (8/2), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank- Mã CK: EIB) đã công bố quyết định chấm dứt trước thời hạn đối với Thỏa thuận liên minh chiến lược ngày 27/11/2007 giữa SMBC và Eximbank theo đề nghị của SMBC tại văn bản ngày 5/1/2021. Theo đó, Chủ tịch HĐQT Eximbank được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các thủ tục ký Thỏa thuận chấm dứt Thỏa thuận liên minh chiến lược ngày 27/11/2007 giữa hai bên.
Mối lương duyên SMBC và Eximbank gắn kết khi tổ chức tài chính này trở thành cổ đông chiến lược tại Eximbank vào năm 2008, nắm giữ 15% cổ phần Eximbank trị giá 225 triệu USD.
Những năm gần đây, mối quan hệ này liên tục xảy ra những bất đồng, “cơm không lành, canh không ngọt”. Hàng loạt cuộc Đại hội Cổ đông ngồi lại để thống nhất các vấn đề giữa 2 bên đều liên tục thất bại. Sau nhiều lần kiến nghị thanh lọc thành viên HĐQT Eximbank, tổ chức ĐHĐCĐ bất thường bất thành, SMBC đã quyết định rút vốn khỏi ngân hàng này.
Hiện, ngân hàng này dự kiến tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 lần thứ hai vào ngày 15/2 tới để tiến hành bầu thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) sau khi trình hồ sơ nhân sự được đề cử lên Ngân hàng Nhà nước vào ngày 24/1/2022. Trước đó, cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 lần thứ 1 của Eximbank được tổ chức hôm 27/4/2021 đã không thể diễn ra do không đủ số cổ đông tham dự.
Theo tài liệu của cuộc họp bất thường nói trên, một nhóm cổ đông dự định trình đại hội đề nghị miễn nhiệm 5 thành viên HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2015 - 2020 bao gồm: ông Yasuhiro Saitoh, ông Lê Minh Quốc, ông Cao Xuân Ninh, ông Lê Văn Quyết, ông Ngô Thanh Tùng.
Báo cáo tài chính quý IV/2021 cho thấy, năm 2021, Eximbank chỉ đạt 1.205 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm gần 10% so với năm 2020.
Chia tay với Eximbank, hiện SMBC vẫn đang “vui duyên mới” cùng một ngân hàng Việt khác là VPBank.
Cuối tháng 10/2021, VPBank đã thông báo hoàn tất việc bán 49% vốn điều lệ tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) cho Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC (SMBCCF)- công ty con do tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group của Nhật Bản sở hữu 100% vốn. Hiện, VPBank vẫn nắm giữ 50% vốn điều lệ tại FE Credit, trong khi 1% vốn điều lệ còn lại thuộc về một nhà đầu tư khác.
Việc thoái bớt một nửa vốn điều lệ tại FE Credit theo VPBank sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng củng cố năng lực tài chính và mở rộng hơn nữa các hoạt động kinh doanh ở những phân khúc tiềm năng khác. Trong khi đó, khoản đầu tư của SMBCCF sẽ cho phép công ty tài chính tiêu dùng hàng đầu tại Nhật Bản này mở rộng hoạt động kinh doanh trong khu vực, bằng cách chia sẻ những bí quyết và kinh nghiệm kinh doanh đã tích lũy được tại thị trường Nhật Bản và các quốc gia châu Á khác.
Tập đoàn SMBC là một trong ba tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất tại Nhật Bản, với tổng tài sản trên 2.100 tỷ USD tại thời điểm 31/12/2020. Tập đoàn hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, ngân hàng doanh nghiệp, và ngân hàng đầu tư trên toàn cầu, với sự hiện diện tại trên 40 quốc gia.
SMBC hối thúc Eximbank tổ chức Đại hội cổ đông bất thường lần 2
Kinhtedothi - Là bên đề nghị và nhiều lần đốc thúc HĐQT Eximbank tổ chức phiên họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường, Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) thêm một lần nữa phải bày tỏ quan điểm để quyền cổ đông của mình tại Eximbank được tôn trọng.
Eximbank cần sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước
Kinhtedothi - Suốt 5 năm liên tục mới duy nhất 1 lần (năm 2018), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) họp Đại hội cổ đông thường niên. Phải chăng Eximbank phớt lờ pháp luật, điều lệ ngân hàng, văn hóa DN. Điều này không chỉ tác động tiêu cực nội bộ Eximbank mà dựng nên hình ảnh không đẹp cho các ngân hàng trên thị trường tài chính.
Kỷ lục thay "ghế nóng" tại Eximbank
Kinhtedothi- Ngày 13/4, Eximbank (EIB) miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Yasuhiro Saitoh nhưng rồi lại ngay lập tức "trả lại ghế" cho ông này trong vòng chưa đầy 1 tiếng đồng hồ. Điều gì bất thường đang xảy ra ở ngân hàng này?