Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hiện trạng hầm chui Kim Đồng sau gần một năm thi công

KInhtedothi - Sau gần một năm thi công, dự án hầm chui Kim Đồng đã hoàn thành được nhiều hạng mục lớn. Tuy nhiên, đây là hầm chui đặc thù khi phải thi công qua đường sắt, mặt bằng chật hẹp khiến dự án gặp nhiều khó khăn.

Phát sinh nhiều khó khăn

Đầu tháng 10/2022, UBND TP Hà Nội đã tiến hành khởi công hầm chui qua nút giao Kim Đồng - Giải Phóng nằm trên địa bàn quận Hoàng Mai. Hầm chui có quy mô 4 làn xe với chiều dài 460 mét, tổng mức đầu tư 778 tỷ đồng từ nguồn ngân sách, thời gian thực hiện gói thầu là 30 tháng. 

Điểm đầu của hầm chui kết nối với dự án đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - QL1A. Điểm cuối kết nối với đường Kim Đồng. Đoạn qua hầm tổ chức giao thông mỗi chiều 2 làn xe rộng 3,5m/làn, đoạn ngoài hầm tổ chức giao thông mỗi chiều 3 làn xe rộng 3,5m/làn.

 Đầu tháng 10/2022, UBND TP Hà Nội đã tiến hành khởi công hầm chui qua nút giao Kim Đồng - Giải Phóng nằm trên địa bàn quận Hoàng Mai. 

Cùng với công trình hầm chui Kim Đồng, dự án Vành đai 2,5 có tổng chiều dài theo quy hoạch ban đầu là 19,41km, quy mô mặt cắt ngang từ 40 - 50m sẽ góp phần giải phóng tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực.

Sau gần một năm thi công, dự án đã hoàn thành được nhiều hạng mục lớn. Tuy nhiên, đây là hầm chui rất đặc thù khi phải thi công qua đường sắt, mặt bằng chật hẹp khiến dự án gặp nhiều khó khăn.

Trao đổi với Giaothonghanoi, ông Hồ Đức Phúc – Giám đốc điều hành dự án cho biết: “Dự án được chia thành 3 vùng gồm vùng phía Đầm Hồng, vùng Đường sắt và vùng phía Kim Đồng. Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã tiến hành triển khai được 16% dự án. Đơn vị đã đào được 7 đốt hầm và triển khai thi công kết cấu 5 đốt. Hiện vẫn còn 2 đốt hầm đang chờ bàn giao mặt bằng.

Theo ông Hồ Đức Phúc, dự án đang gặp phải một số khó khăn do mặt bằng chưa được bàn giao hết tại vùng Kim Đồng như khu vực nhà hàng Nam Sơn và công ty Vinaphone.

 Điểm đầu của hầm chui kết nối với dự án đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - QL1A. Điểm cuối kết nối với đường Kim Đồng.

Ông Hồ Đức Phúc thông tin, tại vùng Đầm Hồng cũng đã xuất hiện tình trạng một số hộ dân lấn chiếm vào mặt bằng thi công dự án. Bên cạnh đó, dự án nằm trong khu vực có nhiều công trình ngầm nổi, nhiều đường dây điện, cáp quang là trục chính và địa chất đất đặc thù sét, dẻo tác động không nhỏ đến tiến độ dự án.

“Tại dự án này cũng có một số khó khăn phát sinh như hiện tượng cát chảy, khi đào hầm, cống. Đơn vị tiến hành đề xuất cấp phép khắc phục bằng cách đóng 350 cọc ván thép, giữ thành vách hai bên. Để lấy lại tiến độ đã chậm, đơn vị chúng tôi tiến hành tăng cường nhân lực, máy móc thi công liên tục ngày đêm. Hiện tiến độ dự án vẫn đang trong tầm kiểm soát của nhà thầu.” - ông Hồ Đức Phúc chia sẻ.

Rút ngắn thời gian thi công

Ông Nguyễn Thành Luân – Trưởng Ban điều hành dự án đoạn qua đường sắt cho biết: “Hiện tại, đơn vị đã được Cục Đường sắt cấp giấy phép thi công và Tổng công ty CP Đường sắt Việt Nam bàn giao mặt bằng. Đây là mặt bằng thi công rất khó khăn, khi thi công vẫn phải đảm bảo việc an toàn chạy tàu và hoạt động của nhà ga Giáp Bát. Đơn vị đã nghiên cứu và đề nghị với chủ đầu tư điều chỉnh biện pháp thi công. Dự kiến, đầu tháng 10, đơn vị sẽ tiến hành thi công các đốt hầm qua đường sắt”.

Theo ông Nguyễn Thành Luân, phương án thi công cũ vùng đường sắt sẽ được chia làm đốt hầm chạy dọc trên 6 lai đường sắt, sẽ cắt từng lai đường sắt để triển khai đào hở từng đốt. Đối với phương án mới đang được đề xuất, đơn vị thi công tiến hành triển khai thi công hệ cầu tạm, đỡ toàn bộ 6 lai đường sắt và đào một lần, thi công bên dưới đường sắt.

Phương án thi công cũ vùng đường sắt sẽ được chia làm đốt hầm chạy dọc trên 6 lai đường sắt.

“Phương án thi công mới sẽ có ưu điểm hạn chế tối đa đến vận tải đường sắt và rút ngắn rất nhiều thời gian thi công. Theo phương án cũ, việc thi công hầm tại vùng đường sắt sẽ mất 20 tháng. Khi áp dụng phương án mới, thời gian được rút xuống còn từ 10 đến 12 tháng và không tăng chi phí thi công. Đồng thời phương án thi công cũng cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến tuyến đường sắt đô thị số 1” – ông Nguyễn Thành Luân chia sẻ.

Ông Nguyễn Thành Luân cho biết, nếu áp dụng phương án thi công lắp cầu tạm, sẽ phải tạm dừng hoạt động đường sắt khoảng gần 100 lần mỗi lần 3 đến 4 giờ đồng hồ. Cũng theo phương án mới, vùng đường sắt của dự án có chiều dài 54m sẽ chỉ còn 3 đốt hầm lớn thay vì 14 đốt hầm nhỏ như trước đây. Việc sử dụng các đốt hầm lớn cũng sẽ đảm bảo an toàn cũng như tăng tính kết nối đối với các đốt hầm hơn so với phương án thi công các đốt hầm nhỏ.

Để lấy lại tiến độ bị hụt do khó khăn khách quan, ông Hồ Đức Phúc – Giám đốc điều hành dự án cho biết, hiện nay nhà thầu huy động 120 công nhân thi công 3 ca liên tục. Dự kiến hết năm 2023, đơn vị sẽ hoàn thành vùng Đầm Hồng. Ngay sau khi hoàn thành vùng Đầm Hồng, đơn vị sẽ luân chuyển toàn bộ hệ thống máy móc, nhân lực thi công vùng Kim Đồng.

Ông Phúc cho rằng, việc giải phóng được mặt bằng tại khu vực nhà hàng Nam Sơn và công ty Vinaphone mới có thể gỡ nút thắt cho dự án để tổ chức giao thông, tiến hành xén hè. Dự kiến nếu mặt bằng vùng Kim Đồng được tháo gỡ trong tháng 10, đầu năm 2024, đơn vị thi công sẽ tiến hành triển khai đại trà dự án tại khu vực này.

Sau gần một năm thi công, dự án đã hoàn thành được nhiều hạng mục lớn. Tuy nhiên, đây là hầm chui rất đặc thù khi phải thi công qua đường sắt, mặt bằng chật hẹp khiến dự án gặp nhiều khó khăn.
Đơn vị đã đào được 7 đốt hầm và triển khai thi công kết cấu 5 đốt.
Công nhân đang gia cố cọc thép để tiến hành thi công bên trong hầm. 
Vùng Đầm Hồng, công nhân đang tiến hành thi công vách hầm.
Mọi chi tiết đều được gia cố tỉ mỉ.
Những cọc thép lớn được đưa xuống gia cố thành hầm.
Hiện trên công trường có 120 công nhân chia thành nhiều tốp làm việc. 
Vùng Kim Đồng, công tác xén hè, di dời các công trình ngầm, nổi cũng đang được thực hiện.
Đây là mặt bằng thi công rất khó khăn, khi thi công vẫn phải đảm bảo việc an toàn chạy tàu và hoạt động của nhà ga Giáp Bát.  
Cùng với công trình hầm chui Kim Đồng, dự án Vành đai 2,5 có tổng chiều dài theo quy hoạch ban đầu là 19,41km, quy mô mặt cắt ngang từ 40 - 50m sẽ góp phần giải phóng tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực.
Việc giải phóng được mặt bằng tại khu vực nhà hàng Nam Sơn và công ty Vinaphone mới có thể gỡ nút thắt cho dự án để tổ chức giao thông, tiến hành xén hè.  
Vùng Đầm Hồng đang được gấp rút thi công, dự kiến sẽ hoàn thành trước năm 2024.
Một số hộ dân lấn chiếm mặt bằng của dự án. 
Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Chuyển đổi số để tối ưu hiệu quả quản lý vận tải

Chuyển đổi số để tối ưu hiệu quả quản lý vận tải

20/01/2025 | 08:27

Kinhtedothi - Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội Đào Việt Long cho biết, thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ đã mang đến những kết quả thiết thực, rõ rệt cho công tác quản lý GTVT của Hà Nội.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

17/01/2025 | 21:58

Kinhtedothi- Để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở GTVT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị tạm dừng thi công đào đường, hè trên địa bàn TP từ ngày 22/1 - 12/2/2025.

Tin tài trợ