Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

HoREA: Nên có “bảo hiểm rủi ro” cho người mua nhà

Kinhtedothi - Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho rằng, cần thiết phải bổ sung thêm biện pháp “bảo hiểm rủi ro” cho khách hàng mua, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai.

Ngày 8/3, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) ban hành văn bản số 12/2022/CV-HoREA gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc góp ý Dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Theo đó, HoREA nhận định, trong thị trường bất động sản, khách hàng thường là “bên yếu thế”, nhất là các khách hàng là người tiêu dùng mua nhà để ở, hoặc là nhà đầu tư nhỏ lẻ so với chủ đầu tư dự án bất động sản thường là “bên có lợi thế”.

Theo HoREA, việc bảo vệ quyền lợi người mua nhà ở hình thành trong tương lai là rất cần thiết. (Ảnh: Tiểu Thúy)

Vì vậy, để đảm bảo cho người mua nhà, HoREA kiến nghị Quốc hội xem xét bổ sung quy định về "bảo hiểm nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà, công trình xây dựng theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng" đối với các giao dịch kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai.

Đồng thời, HoREA cũng đề nghị bổ sung trở lại quy định cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, góp vốn vào các doanh nghiệp khác, được kinh doanh bất động sản theo quy định của Chính phủ, như đã quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000.

Khoản 1 Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã quy định "chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng".

“Đây là quy định bắt buộc: Chủ đầu tư phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết” - ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho hay.

Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu nhấn mạnh, quy định này đúng nhưng chưa đủ, mà cần bổ sung thêm biện pháp "bảo hiểm rủi ro" thông qua cơ chế hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm "bảo hiểm rủi ro" cho khách hàng thông qua hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm "chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm" là chủ đầu tư trong trường hợp không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với người mua nhà.

Việc bổ sung này rất cần thiết bởi Khoản 1, Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 chỉ quy định một "biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ" của chủ đầu tư là phải thực hiện "bảo lãnh ngân hàng" trước khi bán, trong lúc Bộ Luật Dân sự 2015 quy định nhiều "biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ". Còn Điều 292 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định 9 "biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ", trong đó có biện pháp có tiền "ký quỹ" hoặc "thế chấp tài sản".

Bên cạnh đó, Điều 292 Bộ Luật Dân sự 2015 lại không quy định biện pháp "bảo hiểm rủi ro" cũng là một "biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ".

“Biện pháp "bảo hiểm rủi ro" thông qua cơ chế hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm "bảo hiểm rủi ro" cho khách hàng thông qua hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm là một "biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ" được thực hiện ngoài hệ thống tổ chức tín dụng, theo phương thức "xã hội hóa", giúp giảm tải, giảm áp lực cho hệ thống tổ chức tín dụng….” - Chủ tịch HoREA kiến nghị.

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Tổng Công ty UDIC: nhiều khởi sắc sau một năm đầy khó khăn

Tổng Công ty UDIC: nhiều khởi sắc sau một năm đầy khó khăn

09/01/2025 | 16:26

Kinhtedothi - Sáng 9/1/2025, Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Dương Đức Tuấn, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP dự và chỉ đạo hội nghị.

Nguồn cung nhà ở sẽ được cải thiện trong thời gian tới

Nguồn cung nhà ở sẽ được cải thiện trong thời gian tới

08/01/2025 | 16:34

Kinhtedothi – Năm 2024, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cải cách hành chính liên quan đến thị trường bất động sản (BĐS) đã được đẩy mạnh, giúp thị trường từng bước phục hồi và vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Tin tài trợ