Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

HSBC dự báo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh

Kinhtedothi - Theo báo cáo của Ngân hàng HSBC, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn rất tốt với các lô hàng xuất khẩu chủ lực như điện thoại và phụ tùng thay thế.

Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC vừa giới thiệu báo cáo Kinh tế Vĩ mô Việt Nam số tháng 5/2017 với chủ đề “Trông đợi vào những con số”.
 
Về PMI, HSBC đánh giá các điều kiện hoạt động của khu vực sản xuất vẫn thể hiện rất tốt trong suốt tháng 4, mặc dù với tốc độ chậm hơn. Chỉ số PMI toàn phần đạt 54,1 điểm có giảm nhẹ so với mức 54,6 điểm của tháng 3.
Sản lượng và đơn đặt hàng mới đã tăng chậm lại, trong khi đơn hàng xuất khẩu mới tăng trưởng mạnh nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu được thực hiện.
Kết quả hoạt động kinh tế của Việt Nam vẫn tiếp tục thể hiện rất tốt so với các các nước khác. Dữ liệu gần đây cho thấy ngành sản xuất vẫn còn duy trì đà tăng trưởng tốt, và hoạt động xuất khẩu vẫn rất tốt với các lô hàng xuất khẩu chủ lực như điện thoại và phụ tùng thay thế.
Cụ thể, xuất khẩu đã tăng 16% trong tháng 4 so với năm ngoái, trong khi kết quả của tháng trước là tăng 14,3% (trước đây chỉ số này được báo cáo ở mức tăng 8%).
Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh 21,5% so với mức 13,1% của tháng trước đó, trong khi khu vực trong nước tăng 3,7%, giảm so với mức 17,2% hồi tháng 3.
Bên cạnh đó, kinh tế vĩ mô ổn định tạo ra một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ngành sản xuất đang tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ đầu tư nước ngoài.
Dòng vốn FDI đã ổn định, và tính đến tháng 4/2017, nguồn vốn FDI nhận được đã cao hơn 3,2% so với cùng kỳ năm 2016.
HSBC cho rằng, FDI không chỉ giúp hình thành trữ lượng đệm giá ngoại hối mà còn giúp đưa nền kinh tế đi theo hướng sản xuất các mặt hàng bổ sung giá trị cao hơn. Đồng thời, sự ổn định kinh tế vĩ mô hiện tại sẽ giúp duy trì dòng vốn FDI ổn định trong tương lai.
Khía cạnh khác của nền kinh tế, lạm phát đang dần nới lỏng khi lạm phát trong tháng 4 còn 4,3% so với mức 4,6% trong tháng trước. Hơn một nửa mức tăng đó nói trên là do chi phí chăm sóc sức khoẻ tăng lên theo lộ trình tăng chi phí y tế và giáo dục của Chính phủ và giá nhiên liệu.
HSBC đánh giá, giá năng lượng cao hơn và chi phí chăm sóc sức khoẻ và giáo dục tăng thêm, lạm phát giá lương thực thực phẩm vẫn giữ nguyên đang tiếp tục kiểm soát lạm phát giá chung.
Cuối cùng, HSBC cho rằng, Cơ quan xếp hạng Moody's vừa thay đổi điểm xếp hạng của Việt Nam từ “ổn định” sang “tích cực” là một sự tiến triển đáng hoan nghênh nhờ vào những con số thường được theo dõi tăng cao.
Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Tin tài trợ