Huyện Phúc Thọ: Hàng ngàn sáng kiến khoa học được áp dụng vào thực tiễn
Kinhtedothi - Nhân kỷ niệm 60 năm Khoa học và Công nghệ Thủ đô, sáng 18/5, huyện Phúc Thọ tổ chức toạ đàm “Vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với phát triển kinh tế - xã hội huyện PhúcThọ”.
Những năm qua, công tác quản lý lĩnh vực khoa học công nghệ được huyện Phúc Thọ đặc biệt quan tâm, đẩy mạnhh; tập trung tuyên truyền, phổ biến các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống.
Thống kê trong giai đoạn 2016 - 2021, Hội đồng khoa học công nghệ của huyện đã thẩm định và xét duyệt 2.795 sáng kiến kinh nghiệm, trong đó riêng ngành giáo dục có 2.608 đề tài. Đề xuất và được UBND TP công nhận 5 sáng kiến cấp TP. Hàng ngàn đề tài, sáng kiến đã được ứng dụng vào thực tiễn.
Huyện Phúc Thọ cũng đã xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc gia ISO 9001:2015 tại các phòng ban đơn vị thuộc UBND huyện và 21 xã, thị trấn. Đến nay đảm bảo 100% thủ tục hành chính được xây dựng quy trình ISO theo đúng quy định; qua đó nâng cao sự hài lòng của người dân trong tiếp cận thủ tục hành chính.
Huyện cũng hỗ trợ xác lập, quản lý, khai thác, bảo vệ tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc sản, làng nghề của huyện Phúc Thọ. Đồng thời triển khai các hoạt động quảng bá, phát triển tài sản trí tuệ.
Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 7 sản phẩm xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc QR Code; 8 sản phẩm đã được đăng ký và công bố nhãn hiệu. Năm 2022, UBND huyện Phúc Thọ tiếp tục phối hợp cùng Sở KH&CN Hà Nội triển khai thực hiện dự án hỗ trợ xây dựng và phát triển 2 nhãn hiệu “Du lịch Tích Giang” và “Rau an toàn Thanh Đa”.
Bên cạnh đẩy mạnh việc phát triển các nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, huyện Phúc Thọ đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ hoạt động quảng bá tài sản trí tuệ. Địa phương đã xây dựng 2 cửa hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp và 1 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP. Thường xuyên phối hợp với các sở: NN&PTNT, Công Thương phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR Code. Đồng thời, hỗ trợ chủ thể tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại…
Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn nhấn mạnh, để thúc đẩy phát triển kinht tế - xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm chủ lực của huyện, không có con đường nào khác ngoài con đường phải tập trung vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; biến kinh tế thuần nông thành nền kinh tế dựa trên tri thức.
Thời gian tới, huyện Phúc Thọ sẽ tiếp tục tâp trung vào hoạt động bảo hộ, khai thác, phát triển tài sản trí tuệ gắn với đặc sản địa phương; đưa sở hữu trí tuệ thành công cụ hữu hiệu nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo của huyện nhằm góp phần phát triển toàn diện kinh tế - xã hội địa phương.
Để thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, huyện Phúc Thọ đề nghị Sở KH&CN Hà Nội tiếp tục hỗ trợ công tác bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề mang địa danh của huyện. Hỗ trợ thường xuyên Ban chỉ đạo ISO huyện trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện duy trì hệ thống TCVN ISO 9001:2015...
Sẽ cưỡng chế giải phóng mặt bằng dự án cụm công nghiệp tại huyện Phúc Thọ
Kinhtedothi - Liên quan đến tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ dự án Cụm công nghiệp Võng Xuyên, đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ cho biết, sẽ phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với 2 hộ dân.
Huyện Phúc Thọ thu hơn 175 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất
Kinhtedothi - Qua 4 tháng đầu năm 2022, huyện Phúc Thọ đã thu được hơn 175 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất (bao gồm cả nguồn thu từ các dự án thực hiện giai đoạn cuối năm 2021), đạt hơn 50% kế hoạch huyện giao cả năm (khoảng 350 tỷ đồng).
Huyện Phúc Thọ: Hoàn thiện thiết chế văn hóa xã Võng Xuyên
Kinhtedothi - Xã Võng Xuyên (huyện Phúc Thọ) có 12 thôn. Tuy nhiên, hiện chỉ có thôn Nghĩa Lộ có nhà văn hóa đạt chuẩn. Điều này khiến mục tiêu về đích nông thôn mới nâng cao của địa phương trong năm 2022 gặp nhiều khó khăn.