Kế hoạch soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
Kinhtedothi - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 4/2/2025 về việc soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô trong năm 2025.

Kế hoạch nhằm soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), văn bản cá biệt để triển khai thi hành Luật Thủ đô kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả. Qua đó, xác định rõ các nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc soạn thảo, ban hành các văn bản để tổ chức thi hành Luật.
Nội dung triển khai: tham gia xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ theo Quyết định số 717/QĐ-TTg ngày 27/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ: Nghị định quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, chương trình giáo dục, việc cấp văn bằng, chứng chỉ thực hiện liên kết giáo dục, giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp (khoản 3 Điều 22); Nghị định quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm (Khoản 2 Điều 19); Nghị định quy định về thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp, tham gia góp vốn vào doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ (khoản 4 Điều 23).
Xây dựng văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND, UBND TP: Văn bản thuộc thẩm quyền của HĐND TP gồm 64 VBQPPL, 10 văn bản cá biệt; Văn bản thuộc thẩm quyền của UBND TP gồm 16 VBQPPL, 8 văn bản cá biệt.
UBND TP giao Giám đốc các sở, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm được giao chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm trực tiếp phụ trách, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước UBND TP, Chủ tịch UBND TP về chất lượng, tiến độ xây dựng, ban hành văn bản theo Kế hoạch này; Chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để phân công rõ nhiệm vụ, thời hạn, kết quả, trách nhiệm tổ chức thực hiện; bảo đảm chất lượng, tiến độ.
Chỉ đạo việc lập, thực hiện dự toán kinh phí xây dựng văn bản theo quy định của pháp luật và Nghị quyết số 22/2024/NQ-HĐND ngày 4/10/2024 của HĐND TP quy định một số nội dung chi, mức chi xây dựng văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô. Chủ động đề xuất với Tổ Công tác về việc: thuê chuyên gia (trong trường hợp cần thiết); đề xuất tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; hoạt động khảo sát, nghiên cứu, trao đổi với các địa phương trong nước và nước ngoài.
Huy động, tập trung nguồn lực của cơ quan, đơn vị để thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các VBQPPL triển khai thi hành Luật Thủ đô theo phân công của UBND TP; ưu tiên bố trí công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt tham gia vào công tác xây dựng văn bản; bố trí thời gian, công việc phù hợp và ưu tiên phân công lãnh đạo Sở, công chức các phòng, đơn vị tham gia đầy đủ, đúng thành phần vào nhiệm vụ xây dựng VBQPPL của Tổ Công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô của TP và kế hoạch xây dựng VBQPPL triển khai thi hành Luật Thủ đô của cơ quan, đơn vị.
Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp UBND TP theo dõi, đôn đốc các Sở, ban, ngành, đơn vị thuộc TP, UBND cấp huyện triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch này theo đúng tiến độ, nội dung được phân công. Phối hợp với Văn phòng UBND TP, các Sở, ngành được giao chủ trì xây dựng văn bản tham mưu Tổ công tác tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, thuê chuyên gia. Tham mưu Tổ công tác định kỳ tổ chức họp với các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo để cập nhật tình hình và chỉ đạo về nội dung, quy trình, tiến độ soạn thảo văn bản.
UBND TP đề nghị Thường trực HĐND TP chỉ đạo, các ban của HĐND TP phối hợp, tham gia với các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì trong quá trình soạn thảo, góp ý, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo văn bản. Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội quan tâm, phối hợp trong việc xây dựng các văn bản bản; nghiên cứu, lựa chọn nội dung để tổ chức phản biện xã hội đối với các dự thảo VBQPPL để thi hành Luật Thủ đô.
Ngoài ra, UBND TP yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy; sự chỉ đạo thống nhất của HĐND, UBND TP; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc TP, UBND quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc soạn thảo các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô. Việc xây dựng VBQPPL để triển khai thi hành Luật Thủ đô phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL. Thường xuyên, kịp thời kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

Luật Thủ đô sửa đổi 2024: Cú hích lớn cho tái thiết đô thị Hà Nội
Kinhtedothi- Tái thiết đô thị là một trong những nội dung quan trọng được nhấn mạnh tại Luật Thủ đô 2024. Bên cạnh kế thừa một số quy định cũ, Luật bổ sung nhiều nội dung phù hợp với đặc thù của Hà Nội, tạo động lực lớn cho xây dựng và phát triển Thủ đô trong tình hình mới.

Luật Thủ đô 2024: Trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô
Kinhtedothi - Theo các chuyên gia, triển khai Luật Thủ đô 2024 gắn với chương trình hành động quyết liệt, đưa Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm dẫn dắt, động lực phát triển của Quốc gia; phát triển Thủ đô phải hướng đến các tiêu chí Thủ đô văn hiến, văn minh hiện đại...

Quản lý, sử dụng không gian ngầm trong Luật Thủ đô 2024
Kinhtedothi - Trong quá trình xây dựng phát triển đô thị, việc khai thác, sử dụng hiệu quả không gian ngầm có vai trò đặc biệt quan trọng. Luật Thủ đô 2024 quy định tại Điều 19 “Quản lý, sử dụng không gian ngầm”, đã tháo gỡ các nút thắt quy hoạch không gian ngầm...