Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khó khăn xử lý vi phạm xây dựng, Hà Nội đề xuất ngừng cấp điện, nước

UBND TP Hà Nội vừa báo cáo tình hình soạn thảo luật Thủ đô sửa đổi và xin ý kiến các đơn vị liên quan về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau, trong đó có việc cắt điện, nước đối với công trình vi phạm đất đai, xây dựng.

Tại điểm b khoản 2 điều 7 dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi thể hiện, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính bằng việc yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ điện, nước ngừng cung cấp dịch vụ đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy.

Một công trình vi phạm xây dựng tại hồ Đồng Đò, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn vẫn ngang nhiên thi công, hoàn thiện mặc dù chính quyền nhiều lần xử lý. Ảnh: Cao Nguyên

UBND TP Hà Nội vừa báo cáo tình hình soạn thảo luật Thủ đô sửa đổi và xin ý kiến các đơn vị liên quan về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau, trong đó có việc cắt điện, nước đối với công trình vi phạm đất đai, xây dựng.

Tại điểm b khoản 2 điều 7 dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi thể hiện, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính bằng việc yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ điện, nước ngừng cung cấp dịch vụ đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thủ đô.

Để đưa ra hình thức này, Hà Nội cho biết việc cắt điện, nước với các công trình vi phạm trước đây được nêu trong Nghị định 180 hướng dẫn thi hành một số điều của luật Xây dựng năm 2003. Luật Xây dựng năm 2014 không còn quy định này, gây khó khăn trong xử lý vi phạm tại một số địa phương, trong đó có Hà Nội.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng dự thảo luật, nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc việc áp dụng biện pháp cắt điện, nước vì ảnh hưởng đến quyền cơ bản của công dân, can thiệp bất hợp lý vào quan hệ dân sự giữa các chủ thể.

Việc này cũng ảnh hưởng đến đời sống của người không vi phạm hành chính, ví dụ cắt điện nước tại nhà chung cư trong khi chủ thể vi phạm là chủ đầu tư, nhưng người dân có lợi ích liên quan.

Vào năm 2020, khi Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Một trong những nội dung gây nhiều tranh luận liên quan đến đề xuất ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm trong xây dựng công trình, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…

Nhận thấy đây là vấn đề quan trọng, liên quan đến quyền và lợi ích của tổ chức, người dân và giao dịch dân sự nên UBND TP Hà Nội đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy xin ý kiến về nội dung này.

UBND TP Hà Nội đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị đối với 16 nội dung quy định trong dự thảo luật Thủ đô sửa đổi để tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong quá trình phát triển của Hà Nội.

Trước đó, năm 2012, Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ 1.7.2013. Sau hơn 10 năm thực hiện, Luật Thủ đô đã bộc lộ nhiều hạn chế.

Theo kế hoạch, dự án Luật Thủ đô sửa đổi sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 6, cuối năm 2023.

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

16/01/2025 | 11:10

Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

13/01/2025 | 09:51

Kinhtedothi - Năm 2025, bên cạnh việc triển khai thực hiện chương trình sáp nhập (Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng), lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định đơn vị sẽ tiếp tục phát phát huy kết quả đã đạt được, nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ.

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

13/01/2025 | 07:55

Kinhtedothi - Ngày 13/1, thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt ghi nhận mức giảm hàng tuần do nhu cầu yếu nhưng giới hạn kích thích của Trung Quốc giảm.

Tin tài trợ