Kiên Giang: Khởi công xây dựng cây cầu nối đôi bờ Đông-Tây huyện An Biên
Kinhtedothi - UBND huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang) vừa tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu Thứ Ba (ngang kênh xáng Xẻo Rô).
Cầu Thứ Ba được xây dựng vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Cầu có tổng chiều dài hơn 289m, tổng vốn đầu tư trên 177 tỷ đồng. Phòng Kinh tế hạ tầng huyện An Biên làm chủ đầu tư dự án. Đơn vị thi công là Công ty xây dựng Trường Phát.
Phát biểu tại lễ khởi công, ông Nguyễn Công Trận - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện An Biên cho biết, địa phương là huyện cửa ngõ của vùng U Minh Thượng, có Quốc lộ 63 đi qua và đường hành lang ven biển phía Nam kết nối xuống vùng bán đảo Cà Mau. Ngoài ra còn có kênh xáng Xẻo Rô chạy song song với Quốc lộ 63, chính điều này làm cho huyện An Biên bị chia cắt thành 2 bờ Đông - Tây. Tuy nhiên hệ thống kết nối đôi bờ chỉ là cầu sắt có trọng tải nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng nhưng đi lại của người dân, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ông Nguyễn Công Trận đánh giá, việc xây dựng cầu Thứ Ba sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện; mở rộng quỹ đất, mở rộng đô thị nhằm nâng thị trấn Thứ Ba thành đô thị loại 4 và là đô thị động lực của vùng U Minh Thượng. Đặc biệt cây cầu sẽ làm thỏa nỗi ước mong bao đời nay của người dân đôi bờ Đông - Tây huyện An Biên.
Đại diện nhà thầu, Tổng Giám đốc Công ty xây dựng Trường Phát Vương Đức Trường cam kết thi công xây dựng công trình theo đúng tiến độ, đạt yêu cầu cao về kỹ thuật, mỹ thuật, thực hiện tốt các công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh trật tự tại công trường, đồng thời chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.
Công ty xây dựng Trường Phát là đơn vị chuyên thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thuỷ lợi, cung cấp và lắp đặt thiết bị... đã tạo dựng được uy tín tốt với nhiều khách hàng và chủ đầu tư ở trong và ngoài tỉnh Kiên Giang.
Trong những năm qua, Trường Phát mang lại công ăn việc làm ổn định với thu nhập cao cho trên 350 kỹ sư và trên 3.000 công nhân lao động. Hàng năm, công ty thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, nộp ngân sách hàng chục tỷ đồng và dành một phần lợi nhuận để đóng góp cho phúc lợi xã hội như xây dựng cầu, đường ở nông thôn, hỗ trợ cho người dân nghèo và các đóng góp an sinh xã hội.
Sôi nổi, ý nghĩa ngày hội hiến máu Lễ hội Xuân hồng - Giọt hồng yêu thương ở Kiên Giang
Kinhtedothi - Sáng 23/12, tại Hội trường Huyện ủy Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang, hàng trăm người đã có mặt từ sáng sớm để đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện tại chương trình “Lễ hội Xuân hồng - Giọt hồng yêu thương” do báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Kiên Giang tổ chức, với thông điệp “Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cùng hàng trăm tình nguyện viên chia sẻ giọt hồng trong mùa dịch
Kinhtedothi - Sáng 23/12, theo ghi nhận của phóng viên, từ 7 giờ đã có rất đông người đến tham gia hiến máu tại chương trình "Lễ hội Xuân hồng - Giọt hồng yêu thương" do Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Kiên Giang tổ chức. Tất cả đều giữ khoảng cách an toàn và được test nhanh Covid-19 trước khi vào điểm cho máu.
Kiên Giang thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế tại nhiều cơ sở
Kinhtedothi - Nguồn tin của PV sáng 5/1 cho hay, Thanh tra tỉnh Kiên Giang vừa triển khai Quyết định số 246/QĐ-TTr của Chánh Thanh tra tỉnh, thanh tra việc xã hội hóa, liên doanh, liên kết các dịch vụ y tế; mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao và thuốc; sinh phẩm, kit xét nghiệm phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh.