Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

15 năm mở rộng địa giới hành chính

Kinh tế tư nhân ở Hà Đông phát triển mạnh mẽ

Kinhtedothi - 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội khoá XII, tốc độ phát triển kinh tế tư nhân của Hà Đông khá tích cực cả về số lượng các đơn vị phát triển kinh tế và giá trị sản xuất trên địa bàn.

Mở rộng quy mô sản xuất

Trong 15 năm sáp nhập với Hà Nội, quận Hà Đông đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phù hợp với xu hướng phát triển của địa phương. Năm 2022, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm gần 51,3%, giá trị tổng sản lượng, ngành thương mại - dịch vụ - du lịch là 48,67%, ngành nông nghiệp chỉ còn 0,06%.

Để có được kết quả đó phải kể đến công tác quy hoạch, phát triển làng nghề, ngành nghề trên địa bàn Thủ đô nói chung và quận Hà Đông được quan tâm; Đồng thời là sự hỗ trợ, đầu tư cho công tác khuyến công trên địa bàn. Thông qua đó, hỗ trợ cho các nghệ nhân, người thợ nâng cao tay nghề, tìm hiểu thị trường, tham gia những hội chợ quảng bá giới thiệu sản phẩm làng nghề. Bên cạnh đó, quận triển khai Đề án phát triển tài sản trí tuệ, đăng ký nhãn hiệu tập thể cho làng nghề dệt luạ Vạn Phúc và rèn Đa Sỹ.

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đẩy mạnh sản xuất.

“Làng nghề chúng tôi luôn cởi mở, tạo điều kiện cho lao động đến đây học nghề. Người học việc không phải đóng học phí, được nuôi cơm ăn. Khi học việc được rồi, người lao động được trả lương theo công làm. Đến nay, làng nghề Đa Sỹ có gần 1.600 hội viên danh dự, với 700 lò rèn đang trực tiếp sản xuất” - ông Hoàng Đức Chính - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề rèn Đa Sỹ chia sẻ..

Hàng năm quận Hà Đông đã dành một phần ngân sách để đầu tư cho công tác khuyến công, thực hiện các chương trình truyền nghề, nhân cấy nghề, hỗ trợ đầu tư công nghệ mới, sản phẩm mới. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Thành phố xây dựng thương hiệu cho 3 làng nghề là dệt lụa Vạn Phúc, rèn Đa Sỹ, mộc Thượng Mạo.

Không chỉ gìn giữ, phát triển nghề truyền thống, quận Hà Đông và các phường còn khuyến khích, tạo điều kiện cho Nhân dân mở thêm các ngành nghề khác, nhằm tăng số hộ cá thể và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, sản xuất trên địa bàn.

Vấn đề này, ông Nguyễn Văn Khanh - Phó Chủ tịch UBND phường Vạn Phúc, chia sẻ: “Để thu hút khách du lịch đến với làng nghề lụa Vạn Phúc, mở ra cơ hội kinh doanh cho nhiều người, thời gian qua phường có những định hướng phát triển thêm các mặt hàng kinh doanh mới. Cụ thể, hình thành thêm một khu chợ cây sinh vật cảnh và khu chợ chuyên bán đồ cổ, đồ xưa. Hàng tháng có các phiên chợ vào ngày 5, 10, 15, 20, 25, 30 Âm lịch.

Các ngành nghề mới là chợ cây Vạn Phúc đã được các hộ kinh doanh phát triển mạnh mẽ, thu hút đông khách vào các dịp cuối tuần và phiên chợ hàng tháng.

Đối với sản phẩm làng nghề lụa Vạn Phúc, phường quan tâm đối với nâng cao chất lượng sản phẩm. Trước đây mẫu mã ít, mang tính truyền thống. Tuy nhiên, để cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài, cũng như làng nghề khác, địa phương đã quan tâm chú trọng đầu tư chất lượng, mẫu mã sản phẩm.

Đối với chợ cây, các hộ kinh doanh đã tập trung ở rất nhiều nơi về. Họ sáng tạo ghép cây, ghép thế, tạo dáng cho cây rất đẹp. Đối với chợ đồ cổ, đồ xưa mặt hàng đa dạng, mang tính sử dụng cao đã thu hút được khá nhiều khách đến tham quan, mua sắm”.

Sau 15 năm, quận Hà Đông đã hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng cụm Công nghiệp Yên Nghĩa, tổ chức giao đất cho 27 doanh nghiệp hoạt động ổn định; Hoàn thành việc thi công hạ tầng điểm tiểu thủ công nghiệp làng nghề dệt lụa Vạn Phúc và tổ chức giao đất cho 261 nhóm hộ thuê, đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; Hoàn thành giải phóng mặt bằng và đang tiến hành đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại cụm Công nghiệp Đa Sỹ, phường Kiến Hưng; Đề nghị UBND Thành phố bổ sung quy hoạch cụm Công nghiệp phường Phú Lương.

Nâng cao chất lượng và giá trị doanh thu

Để nâng cao chất lượng và giá trị sản xuất kinh doanh, thời gian qua quận Hà Đông đã chỉ đạo các phường và hiệp hội các làng nghề trên địa bàn phối hợp với cơ quan ban ngành, tổ chức đoàn thể trên địa bàn đẩy mạnh sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm, đề từ đó nâng cao giá trị thu nhập, bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề.

Nghệ nhân - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc Phạm Khắc Hà thường xuyên kiểm tra chất lượng tơ để cho ra những sản phẩm lụa chất lượng.

Nghệ nhân Trần Thị Ngọc Lan chia sẻ: “Thương hiệu Lan Silk đã đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm làng nghề của TP Hà Nội năm 2022 mang tên “Hà Nội thân yêu” lấy chủ đề chính là biểu tượng Khuê Văn Các lồng vào trống đồng Việt Nam. Đây là sản phẩm đáng tự hào của làng nghề lụa Vạn Phúc của chúng tôi đã được đưa đi quảng bá, giới thiệu ở nhiều nơi”.

Ông Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề lụa Vạn Phúc cho biết: “Thời gian qua, các nghệ nhân làng nghề lụa Vạn Phúc đã không ngừng nỗ lực sáng tạo ra các mẫu mã, sản phẩm mới, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời với đó, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đẩy mạnh quảng bá giới thiệu sản phẩm trên kênh thông tin truyền thông, báo, đài và ứng dụng công nghệ quảng bá trên nền tảng số như website, Zalo, Facebook, kết hợp giữa bán hàng trực tiếp với bán hàng trực tuyến trên kênh online, tổ chức Tuần Văn hóa du lịch làng nghề, tạo sức hút với du khách đến tham quan, mua sắm”

.Cùng với bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, thời gian qua quận Hà Đông đã thực hiện phát triển kinh tế tư nhân, đi đôi với kiểm soát chất lượng hàng hóa sản xuất và kinh doanh. Trong đó, quận đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm thúc đẩy các hộ cá thể, doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn.

Sau 15 năm sáp nhập về Hà Nội, trên địa bàn toàn quận đã phát triển được 4 trung tâm thương mại, 3 trung tâm mua sắm, 24 siêu thị, 16 chợ dân sinh. Trong đó, 10 chợ do doanh nghiệp và hợp tác xã quản lý, 5 chợ do UBND các phường quản lý và chợ Hà Đông do Ban Quản lý chợ Hà Đông quản lý.

Nghệ nhân làng nghề rèn Đa Sỹ luôn giữ và phát triển nghề truyền thống, đảm bảo nâng cao thu nhập, đời sống cho gia đình và người thợ.

Ngoài ra, trên địa bàn quận phát triển đa dạng hệ thống các cửa hàng tiện ích hoạt động theo chuỗi với 76 cửa hàng, với mô hình hoạt động như siêu thị mini, như: Vimart+, Tmart, Co.op food.... và rất nhiều cửa hàng tự chọn. Các cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ đều được cơ quan chức năng kiểm soát chất lượng hàng hóa đăng ký kinh doanh, đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của Nhân dân trên địa bàn.

Nếu như năm 2011 tổng số cơ sở kinh doanh dịch vụ của quận Hà Đông là 17.144 cơ sở, đến năm 2021 là 22.590 cơ sở. Giá trị sản xuất của một số ngành chủ yếu bình quân 15 năm tăng 18-18,5% theo giá cố định năm 1994 và 2010. Quy mô sản xuất năm 2022 đạt 382.660 tỷ đồng, gấp 2,87 lần so với năm 2015, tính theo giá cố định năm 2010. Doanh thu thương mại - du lịch - dịch vụ có mức tăng trưởng khá. Năm 2008 đạt 4.358 tỷ đồng, đến năm 2022 đạt 246.334 tỷ đồng.

Kim ngạch xuất khẩu hàng năm bình quân tăng trên 13,2%/năm. Trong đó, năm 2022 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt gần 114 triệu USD. Điều đáng ghi nhận đó là sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định; bình quân hàng năm giá trị tăng thêm đạt gần 15,5%. Kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển.

Giai đoạn 2015 - 2020 thành lập mới 28.314 doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng bình quân gần 12%/năm. Trong đó, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng hơn 16,8%, kinh tế tập thể tăng hơn 27%, hộ kinh doanh cá thể tăng gần 9,5%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 46 triệu đồng năm 2008 lên 82,7 triệu đồng năm 2022.

Hà Đông tập trung chỉnh trang đô thị

Hà Đông tập trung chỉnh trang đô thị

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Tết sum vầy cùng hơn 1.000 công nhân, lao động quận Bắc Từ Liêm

Tết sum vầy cùng hơn 1.000 công nhân, lao động quận Bắc Từ Liêm

18/01/2025 | 19:01

Kinhtedothi - Ngày 18/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025, nhằm chia sẻ, kết nối yêu thương, mang đến một không khí vui tươi, ấm áp trước thềm Xuân mới Ất Tỵ cho hơn 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).

Tin tài trợ