Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tại lễ kỷ niệm 1980 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Kinhtedothi - Sáng 30/1 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Canh Tý), lễ kỷ niệm 1980 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc lễ hội Đền Hai Bà Trưng Xuân Canh Tý 2020 đã long trọng được UBND TP Hà Nội tổ chức tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh).

 Đại biểu T.Ư và Hà Nội di chuyển vào khu vực dâng hương Đền Hai Bà Trưng 
Tới dự lễ kỷ niệm có Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Đặng Thị Ngọc Thịnh, Đại tướng Phùng Quang Thanh – nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà.
Về phía TP Hà Nội, có Bí thư Thành uỷ Hoàng Trung Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý, cùng đại diện các bộ ngành T.Ư, sở, ban ngành, quận, huyện của Hà Nội và đông đảo du khách thập phương về trẩy hội.
Thay mặt TP Hà Nội đọc diễn văn khai mạc, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý đã điểm lại những dấu mốc quan trọng trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống lại hành động bạo tàn của Thái thú Tô Định, với quyết tâm “Đền nợ nước, trả thù nhà”. 
 Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh dâng hương tại Đền Hai Bà Trưng 
Cuộc khởi nghĩa được Nhân dân khắp nơi ủng hộ, hưởng ứng, tạo thành sức mạnh như vũ bão. Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, đất nước được giải phóng, Bà Trưng Trắc được tướng sỹ và Nhân dân suy tôn lên ngôi vua, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, định đô tại huyện Mê Linh.
Sau khi hai Bà mất, tưởng nhớ công ơn của các liệt nữ anh hùng, Nhân dân nhiều địa phương nước ta, trong đó có Nhân dân huyện Mê Linh (TP Hà Nội) đã lập đền thờ hai Bà cùng với các tướng sỹ.
Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý nhấn mạnh: Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy chỉ đưa lại nền độc lập cho đất nước trong gần 3 năm, nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn, còn lưu mãi sử xanh. Đó là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử đấu tranh oanh liệt chống ách thống trị của ngoại bang của Nhân dân ta, là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, ý chí hiên ngang, khí phách quật cường của dân tộc.
 Nghi thức trong lễ tế được tổ chức tại Đền Hai Bà Trưng 
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 1980 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh, sự kiện là dịp để Nhân dân cả nước ôn lại trang lịch sử oanh liệt, hào hùng, truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc. Đồng thời, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, sự tri ân đối với Hai Bà Trưng, các bậc tiền nhân, các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh để Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp và cuộc sống hạnh phúc hôm nay.
Theo Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, trong những năm qua, việc khôi phục, trùng tu các di tích lịch sử được TP Hà Nội cùng các địa phương trên cả nước nhiệt liệt hưởng ứng. Đền Hai Bà Trưng được xây dựng ngay trên mảnh đất quê hương của hai Bà là một trong những công trình quan trọng bậc nhất. Đây là thành quả của sự đóng góp công sức, trí tuệ của các cấp, ban ngành và người dân Thủ đô Hà Nội, Nhân dân cả nước và du khách thập phương. Thời gian tới, Phó Chủ tịch nước mong muốn các cấp chính quyền, đoàn thể, các tổ chức, doanh nghiệp tiếp tục đóng góp để tôn tạo di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng ngày càng khang trang, xứng với công lao của hai vị nữ anh hùng dân tộc.  
 Bí thư Thành uỷ Hoàng Trung Hải và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dâng hương tại Đền Hai Bà Trưng
 Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nổi hồi trống khai hội 
Trước đó, đoàn đại biểu T.Ư và TP Hà Nội đã cùng dâng hương, dâng hoa, nghe chúc văn tưởng nhớ công ơn của Hai Bà Trưng cùng các bậc tiền nhân, anh hùng liệt sỹ đã hy sinh cho quốc thái dân an tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng; Tham dự khai mạc lễ hội Đền Hai Bà Trưng Xuân Canh Tý 2020, với điểm nhấn là tiết mục trình diễn sử thi, tái hiện cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng cách đây tròn 1980 năm.
Theo Ban tổ chức, Lễ hội Đền Hai Bà Trưng sẽ diễn ra từ ngày 30/1 đến 1/2/2020 tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng. Tại lễ hội, bên cạnh việc thăm quan, vãn cảnh khu di tích và thắp hương, tương nhớ, tri ân công ơn của hai Bà tại các điểm đền, du khách thập phương sẽ được hoà mình vào không gian lễ hội với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, có ý nghĩa… 
 
Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Tết sum vầy cùng hơn 1.000 công nhân, lao động quận Bắc Từ Liêm

Tết sum vầy cùng hơn 1.000 công nhân, lao động quận Bắc Từ Liêm

18/01/2025 | 19:01

Kinhtedothi - Ngày 18/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025, nhằm chia sẻ, kết nối yêu thương, mang đến một không khí vui tươi, ấm áp trước thềm Xuân mới Ất Tỵ cho hơn 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).

Xây dựng phường Phương Liệt phát triển toàn diện, bền vững, văn minh, hiện đại

Xây dựng phường Phương Liệt phát triển toàn diện, bền vững, văn minh, hiện đại

17/01/2025 | 19:01

Kinhtedothi -Với tinh thần đoàn kết, chủ động khắc phục khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân phường Phương Liệt (quận Thanh Xuân) đã phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-2025, ghi nhiều dấu ấn trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, thu ngân sách.

Tin tài trợ