Mô hình kinh tế mới sẽ ưu tiên đầu tư khoa học công nghệ
Kinhtedothi- Để triển khai thực hiện thành công các mô hình kinh tế mới như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ… cần được ưu tiên đầu tư cho khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thành Trung chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế mới Việt Nam 2023 diễn ra chiều 6/10 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức.

Lấy dẫn chứng về những tiềm năng to lớn từ các mô hình kinh tế mới đem lại cho các quốc gia, khu vực trên thế giới, ông Đỗ Thành Trung cho biết, tại Mỹ, kinh tế xanh đã tạo việc làm cho 9,5 triệu lao động, đóng góp trên 7% GDP, tương đương 1,3 nghìn tỷ USD/năm. Trong khi đó, tại các nước OECD, con số tương ứng là 17,5 triệu lao động và 12% GDP, tương đương 2,9 nghìn tỷ USD/năm.
Còn đối với Việt Nam, theo báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á” năm 2021, nền kinh tế số Việt Nam có trị giá khoảng 21 tỷ USD, cao gấp 7 lần so với năm 2015 và dự đoán đạt 220 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa vào năm 2030, đứng thứ hai trong khu vực chỉ sau Indonesia.
Theo Viện trưởng CIEM Nguyễn Thị Hồng Minh, thúc đẩy tăng trưởng cao và bền vững ở Việt Nam luôn là một yêu cầu thường trực và hợp lý. Để làm được điều đó, CIEM đã luôn tham mưu các đề xuất chính sách nhằm mở rộng không gian kinh tế mới. Không gian kinh tế ấy có thể gắn với những nguồn lực “phi truyền thống” như thời gian, dữ liệu, hay dựa trên những tư duy tổ chức sản xuất mới trên nền tảng công nghệ số, thiết kế các hoạt động theo hướng tuần hoàn, liên kết vùng…
“Các mô hình kinh tế mới không được nhìn nhận một cách riêng rẽ mà có sự tương tác với nhau. Chẳng hạn như kinh tế ban đêm có tương tác với kinh tế chia sẻ, hay việc tận dụng công nghệ số để thúc đẩy các liên kết trong mô hình kinh tế tuần hoàn” - bà Trần Thị Hồng Minh cho biết.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thành Trung nhấn mạnh, các mô hình kinh tế mới như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ có sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ với nhau và đều dựa trên một nền tảng quan trọng đó là khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đi cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao. Do vậy, ưu tiên đầu tư cho khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện tiên quyết để triển khai thực hiện thành công các mô hình kinh tế mới.
Khẳng định việc triển khai các mô hình kinh tế mới cần có sự phối hợp chặt chẽ, toàn diện của tất cả các bên liên quan. Do đó, theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Trung: "Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, tạo lập khung khổ thể chế chính sách, hỗ trợ ban đầu và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong, cốt lõi trong quá trình này, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công".
Lãnh đạo Bộ KH&ĐT cũng kêu gọi các doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế lớn, doanh nghiệp FDI cần phát huy vai trò dẫn dắt, hỗ trợ các quốc gia đang phát triển như Việt Nam trong việc tiếp cận, chuyển giao các mô hình, công nghệ mới có tính dẫn dắt và là xu thế của thời đại.
“Việc triển khai các mô hình kinh tế mới cũng là yếu tố tiên quyết để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như các quốc gia trên thế giới đã cam kết tại Hội nghị COP26" - ông Trung nhấn mạnh.

Người trẻ đang đóng vai trò rất tích cực trong phát triển nền kinh tế số
Kinhtedothi-Tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, ngày 15/9, phiên thảo luận chuyên đề 1 “chuyển đổi số” các nghị sĩ trẻ đã chia sẻ kinh nghiệm của cũng như đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Đến 2025, tỉ trọng kinh tế số của Hà Nội đạt 30% GRDP
Kinhtedothi - Ngày 27/9, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 239/KH-UBND về chuyển đổi số, xây dựng TP Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2023 tăng 2 bậc
Kinhtedothi - Từ năm 2017 đến nay, Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam tăng từ vị trí 59 (năm 2016) lên 42 (năm 2019 và 2020), vị trí 44 năm 2021, 48 năm 2022 và vị trí 46 năm 2023.