Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Người khuyết tật và những khát vọng khởi nghiệp

Kinhtedothi - Khởi nghiệp không phải là việc dễ dàng, nhất là đối với những người khuyết tật. Nhưng với ý chí nghị lực vươn lên, họ đã khởi nghiệp thành công và luôn muốn được cống hiến, làm những việc có ích cho đời.

Khởi nghiệp từ xà bông thân thiện với môi trường
Trong một vụ tai nạn, không may bị mất đi một chân, khiến anh Nguyễn Văn Chung (SN 1984), ở huyện Thường Tín suy sụp hoàn toàn. Tuy nhiên, sau khi được mọi người khuyên nhủ, bình tâm lại, anh có ý định học một nghề để tự lập và may mắn được một người bạn dạy cách làm xà bông thảo dược. Công việc đã dần giúp anh làm chủ được cuộc sống của mình cũng như phát triển ý tưởng kinh doanh.

Anh Nguyễn Văn Chung giới thiệu sản phẩm xà bông thân thiện với môi trường

tại Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao.  Ảnh: Trần Thảo

Chọn tiêu chí sạch, an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường, sản phẩm xà bông sạch được chiết xuất từ cám gạo, than tre và nhiều thảo mộc thiên nhiên của anh Chung ra đời năm 2015, lấy tên là xà bông Sim. Chia sẻ bí quyết trong nghề, anh bảo, trước tiên phải có phôi xà bông tự nhiên, sau đó cắt nhỏ phôi để hấp cách thủy cho tới khi phôi tan rồi cho các nguyên liệu theo từng loại xà bông khác nhau. Phôi xà bông có thành phần chính từ dầu cọ (nhập từ Malaysia), dầu dừa, nước giếng Sao Sa (Ninh Bình), tinh dầu, phụ gia... Mỗi mẻ, chỉ công đoạn nấu thôi cũng mất 2 - 3 tiếng, cho ra thành phẩm là 56 bánh. Khó nhất là lúc đợi phôi tan, vì sơ ý phôi sẽ tràn và bị hư hỏng hết.

“Sản phẩm xà bông Sim hoàn toàn tự nhiên và không sử dụng bất kỳ hóa chất nào giúp làm sạch da và loại bỏ được phần da chết” - anh Chung chia sẻ.

Đến nay, xà bông thảo dược Sim của anh Chung đã có mặt ở thị trường Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và được rất nhiều khách hàng tin dùng. Hiện, anh đang nghiên cứu để đưa ra thị trường các sản phẩm mới cũng như giới thiệu đến người tiêu dùng xà bông Sim.

Cơ hội từ IT

Đồng sáng lập DN xã hội Imagtor Lê Hải Nguyên (Hà Nội) chuyên giúp đỡ việc làm cho người khuyết tật đã chọn cho mình con đường không hề bằng phẳng. Hải Nguyên và những người cộng sự đã nghiên cứu những hướng phát triển và dịch vụ có thể tạo giá trị lợi nhuận, đồng thời tạo cơ hội việc làm cho những người khuyết tật ở Việt Nam. Imagtor là một DN xã hội ra đời với hướng đi hoàn toàn mới nhờ vận dụng năng lực của người khuyết tật trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chỉnh sửa ảnh. Với mô hình kinh doanh kết hợp với dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật và tuyển chọn nhân viên khuyết tật làm việc toàn thời gian trong môi trường cạnh tranh, Imagtor là một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất về tiềm năng của người khuyết tật trong một số lĩnh vực cụ thể.

Các công ty, DN về kiến trúc, bất động sản, nội thất chính là khách hàng tiềm năng của Imagtor. Và thực tế chứng minh, 80% các hợp đồng của DN đến từ các khách hàng nước ngoài, đặc biệt là thị trường Mỹ. Sự nhạy bén, khả năng kết nối thị trường và thậm chí cả việc thay đổi tư duy về công việc cho người khuyết tật đã giúp Imagtor đang phát triển tốt trong hơn một năm hoạt động vừa qua. “Cộng đồng người khuyết tật thực sự có thể làm những công việc IT, công nghệ, sáng tạo và có giá trị lợi nhuận tốt” - Hải Nguyên chia sẻ.

Hiện tại, DN đang có gần 30 lao động là người khuyết tật, thu nhập bình quân đều trên 5 triệu đồng/người/tháng. Ước mơ của chàng trai Hà Nội đam mê khởi nghiệp, đã được viết tiếp bởi chính những câu chuyện truyền cảm hứng của mỗi cá nhân.

Một ý tưởng khởi nghiệp có thể mang lại nhiều tác động tích cực cho cộng đồng. Đó là mục tiêu nhiều doanh nhân trẻ đang hướng tới trên chặng đường khởi nghiệp của mình. Không quá khi nói rằng, khởi nghiệp cộng đồng tạo nên môi trường cho rất nhiều những sự sáng tạo khởi sinh.

Chuyên gia tư vấn khởi nghiệp Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) - Trần Hải Yến
Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Start-up Việt 2025: Ngách hay đại chúng - Đâu là thị trường tiềm năng?

Start-up Việt 2025: Ngách hay đại chúng - Đâu là thị trường tiềm năng?

28/12/2024 | 20:23

Kinhtedothi - Năm 2025, những nhà khởi nghiệp (start-up) cần chú trọng tìm hiểu và đưa ra lựa chọn phù hợp giữa thị trường ngách (niche market) và thị trường đại chúng (mass market) để tránh rơi vào những rủi ro không đáng có trong bối cảnh chi tiêu theo hướng bền vững của nước ta hiện nay.

Hà Nội: độc đáo ống hút từ rau củ thân thiện với môi trường

Hà Nội: độc đáo ống hút từ rau củ thân thiện với môi trường

22/12/2024 | 19:52

Kinhtedothi -Trước vấn đề ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa ngày một nhức nhối, anh Lê Văn Tám - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp sông Hồng (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) đã dành nhiều năm nghiên cứu, chế tạo ra những chiếc ống hút từ nguyên liệu chính là bột rau, củ.

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp tại Techfest Vĩnh Phúc 2024

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp tại Techfest Vĩnh Phúc 2024

03/12/2024 | 10:36

Kinhtedothi - Với chủ đề “Vĩnh Phúc - Tiên phong sáng tạo, khát vọng đổi mới”, Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ II (Techfest Vĩnh Phúc 2024) dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 12/2024.

Tin tài trợ