Người Ukraine thấp thỏm trước khó khăn của Đức
Kinhtedothi - Cuộc khủng hoảng tài chính của Berlin đang làm gián đoạn việc viện trợ cho Kiev.
Tờ Financial Times cho biết những bất đồng giữa các thành viên Liên minh châu Âu về cách thức hoạt động của Quỹ Cơ sở Hòa bình châu Âu (EPF) có thể làm chậm trễ hoạt động vận chuyển vũ khí đến Ukraine.
Nhiều nguồn tin cho biết Đức đang tìm cách giảm tỷ trọng lượng tiền góp của mình trong quỹ EPE, vốn được tạo ra để hỗ trợ quân sự cho Kiev. Viện dẫn lý do cho vấn đề trên, Berlin khẳng định những đóng góp của riêng quốc gia này dành cho Ukraine cũng nên được xét đến.
Vào tháng 11, Tòa án Hiến pháp Đức đã bác đề xuất của chính phủ Thủ tướng Olaf Scholz chuyển số tiền 65 tỷ USD chưa sử dụng trong quỹ dành cho Covid-19 sang quỹ biến đổi khí hậu và chuyển đổi, điều khiến Berlin phải mất nhiều tuần đàm phán để giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách cho năm 2024. Dự kiến, Chính phủ Đức sẽ phải cắt giảm chi phí hoạt động của nhiều cơ quan cũng như trợ cấp dành cho biến đổi khí hậu.
Hôm thứ Hai, tờ Financial Times cho biết các quan chức Đức đang yêu cầu EPF từ bỏ mô hình viện trợ hoàn trả - trả lại số vũ khí mà các quốc gia thành viên EU đã viện trợ cho Kiev - cũng như ghi nhận rõ ràng các khoản viện trợ đơn phương của nước này dành cho Kiev vào quỹ chiến tranh của EU.
Cho đến khi những điều khoản này được làm rõ, Đức sẽ trì hoãn việc bơm 5 tỷ euro (5,4 tỷ USD) đã được đề xuất cho EPF, vốn đã cạn kiệt sau khi phải hoàn trả cho một số quốc gia thành viên số vũ khí mà họ đã chuyển đến Ukraine.
Trích dẫn một số nguồn tin, tờ báo cho biết Thủ tướng Scholz tuyên bố trong hội nghị thượng đỉnh vào tuần trước rằng những đề xuất của các quốc gia thành viên cần được xem xét cẩn trọng trước khi thực hiện cải cách quỹ.
Các quốc gia thành viên đang hy vọng về việc sẽ đạt được thỏa hiệp vào cuối tháng này.
Nhà ngoại giao hàng đầu của EU, Josep Borrell phàn nàn về việc các quan chức châu Âu đang xem nhẹ việc giải quyết vấn đề này, đặc biệt là khi việc viện trợ cho Ukraine đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Vào tháng 12, The Telegarph cũng đã đề cập đến những lời chỉ trích của Đức đối với EPF. Tờ báo cũng chỉ ra rằng Berlin đã đóng góp đến 1/4 số tiền trong quỹ. EPF hoàn toàn tách biệt với ngân sách chung của EU, vốn được sử dụng để hỗ trợ tài chính cho Kiev.
Sau nhiều tranh cãi nội bộ, đặc biệt là sự phản đối quyết liệt của Hungary, các nhà lãnh đạo EU đã đạt được sự đồng thuận chung về gói viện trợ kinh tế trị giá 50 tỷ euro (54 tỷ USD) cho Ukraine vào thứ Năm tuần trước. Nhận định về kết quả này, Thủ tướng Viktor Orban cho biết Bundapest đã buộc phải đồng ý trước những áp lực từ Brussels.
Ngoài ra, đề xuất viện trợ quốc phòng trị giá 60 tỷ USD dành cho Ukraine của Tổng thống Joe Biden đã bị trì hoãn trong nhiều tháng trước sức ép của Đảng Cộng hòa. Đảng này cho biết sẽ chỉ đồng ý với gói viện trợ trên nếu Nhà Trắng chấp nhận thắt chặt kiểm soát biên giới Mỹ-Mexico để ngăn chặn dòng người nhập cư.
Trong khi đó, mọi thứ đang trở nên tồi tệ với Kiev khi các quan chức nước này cảnh báo rằng quân đội Ukraine đang cạn kiệt đạn pháo, còn lực lượng Nga thì hoàn toàn ngược lại.
Thành viên EU quyết cắt giảm hỗ trợ cho người tị nạn Ukraine
Kinhtedothi - Hàng chục nghìn người tị nạn Ukraine tại Ireland có thể sẽ rơi vào tình trạng vô gia cư nếu đề xuất của thành viên EU này được triển khai.
Tổng thống Ukraine lên tiếng sau khi nhận tin vui từ EU
Kinhtedothi - Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết, gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro kéo dài trong 4 năm sẽ tạo điều kiện để Ukraine cân đối ngân sách và đảm bảo an sinh xã hội.
Thêm quốc gia G7 chuẩn bị ký thỏa thuận lịch sử với Ukraine
Kinhtedothi - Theo tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức, Berlin và Kiev có thể hoàn tất thỏa thuận về các đảm bảo an ninh song phương tại Hội nghị An ninh Munich vào ngày 16/2.