Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát triển Vùng Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ mới

Kinhtedothi - Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, định hướng liên quan đến phát triển đô thị, trong đó “vùng đô thị” là cấp độ lãnh thổ nhận được nhiều sự chỉ đạo cụ thể, trực tiếp.

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã khẳng định “bước đầu đã hình thành cực tăng trưởng kinh tế và trung tâm đổi mới sáng tạo; khoa học, công nghệ; giáo dục, đào tạo tại các đô thị lớn, nhất là tại Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Năm 2024, Luật Thủ đô (sửa đổi) tiếp tục xác định “Vùng Thủ đô là khu vực liên kết phát triển kinh tế - xã hội gồm TP Hà Nội và một số tỉnh, TP trực thuộc T.Ư lân cận do Chính phủ quyết định” (khoản 3, Điều 3, Luật Thủ đô 2024).

Theo TS Lê Minh Sơn - giảng viên Khoa Kiến trúc, đô thị và khoa học bền vững - Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Vùng Thủ đô Hà Nội tuy chỉ chiếm 7,4% diện tích của cả nước, song là nơi tập trung 21,1% dân số, 17% số lao động, đóng góp vào 25% kinh tế và có tốc độ tăng trưởng chung, cũng như từng khu vực kinh tế, cao hơn mức bình quân của cả nước.

Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng là mũi nhọn kinh tế toàn Vùng Thủ đô với quy mô lớn nhất, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong năm năm trở lại đây (so với hai khu vực còn lại) và đóng góp vào 28% khu vực công nghiệp và xây dựng của cả nước.

Theo chuyên gia, trong thực tế còn một số thách thức phát triển cho các vùng đô thị ở nước ta nói chung và Vùng Thủ đô nói riêng. Quan trọng nhất là cơ sở pháp lý cho quản lý, phát triển vùng đô thị ở nước ta còn thiếu tính thống nhất, đồng bộ.

Vì vậy, TS Lê Minh Sơn khuyến nghị cần hoàn thiện và thống nhất khuôn khổ pháp lý về Vùng Thủ đô. Điều này có ý nghĩa quan trọng nhằm thể chế hóa việc quản lý, phát triển Vùng Thủ đô, qua đó tăng sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước. Trên cơ sở đó, tạo cơ hội mở đường cho nhiều chính sách phát triển ở cấp độ Vùng Thủ đô.

Đồng thời, cần đổi mới công tác xây dựng, thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu, quản lý phát triển Vùng Thủ đô (xây dựng, công khai hóa bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về đô thị quốc gia; đẩy mạnh việc chia sẻ dữ liệu, số liệu giữa các cơ quan; mở rộng thu thập số liệu ở các điều tra chuyên sâu).

TS Lê Minh Sơn nhìn nhận: “Hiện chưa có cơ chế quản trị Vùng Thủ đô thực sự hiệu quả. Đây không phải là vấn đề mới song vẫn tồn tại nhiều lúng túng từ các cơ quan quản lý Nhà nước, và hơn nữa, đây cũng không phải vấn đề của chỉ riêng Vùng Thủ đô Hà Nội. Nhìn chung, Vùng Thủ đô Hà Nội còn là sự cộng dồn ranh giới các tỉnh lân cận để tạo ra một vùng đô thị lớn hơn, chứ chưa có một bộ máy quản trị tích hợp, hiệu quả bao quát quản lý phạm vi vùng đô thị được đặt ra”.

Do vậy, cần có cơ chế cho phép thí điểm mô hình quản trị Vùng Thủ đô Hà Nội trước khi ban hành; cần xây dựng hướng dẫn thống nhất về nguyên tắc quản trị vùng nói chung, và hướng tới xây dựng nguyên tắc quản trị vùng TP nói riêng.

“Công tác quản trị Vùng Thủ đô cần phải tính đến tương lai dài hạn khi bản sắc phát triển không chỉ giới hạn trong phạm vi địa phương, mà trong phạm vi cấp vùng đô thị, nhất là khi các vùng đô thị đã đạt đến quy mô nhất định hoặc có vai trò trụ cột cho nền kinh tế quốc gia” - TS Lê Minh Sơn chia sẻ.

Hà Nội - đầu tàu, dẫn dắt kinh tế Vùng Thủ đô và cả nước

Hà Nội - đầu tàu, dẫn dắt kinh tế Vùng Thủ đô và cả nước

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kiểm soát, hạ nhiệt giá nhà

Kiểm soát, hạ nhiệt giá nhà

Invalid Date

Kinhtedothi - Vướng mắc pháp lý kèm theo dịch bệnh kéo dài đã tạo ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường bất động sản (BĐS).

Trung Quốc phát triển và quản lý thị trường bất động sản

Trung Quốc phát triển và quản lý thị trường bất động sản

Invalid Date

Kinhtedothi - Trung Quốc có thị trường bất động sản lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới với giá trị lên tới 62.600 tỷ USD vào năm 2020, cao gấp gần hai lần so với thị trường Mỹ (33.600 tỷ USD) và gấp 6 lần so với thị trường Nhật Bản (10.800 tỷ USD).

Luật Đầu tư công và kỳ vọng đột phá cho năm 2025

Luật Đầu tư công và kỳ vọng đột phá cho năm 2025

Invalid Date

Kinhtedothi - Các chính sách mới có hiệu lực từ đầu năm 2025 được kỳ vọng sẽ tạo những đột phá, giải phóng nguồn lực đầu tư công, phát huy hiệu quả trong việc đẩy nhanh tiến độ triển khai Kế hoạch đầu tư công 2025 và những năm tiếp theo.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công  từ đầu năm

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm

Invalid Date

Kinhtedothi - Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 là 790.727 tỷ đồng (tương đương 6,4% GDP), tăng hơn 120.000 tỷ đồng so với kế hoạch 670.000 tỷ đồng của năm 2024. Mục tiêu này càng ý nghĩa hơn khi năm 2025 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ