Phở Nam Định được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Kinhtedothi - Bộ VH-TT&DL đã ban hành Quyết định số 2326/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Tri thức dân gian phở Nam Định".

Tỉnh Nam Định nằm ở trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, có gần 100 làng nghề truyền thống. Nhiều làng nghề, ngành nghề cho đến nay vẫn đang trường tồn và phát triển mạnh mẽ, trong đó có nghề làm phở.
Từ những năm đầu thế kỷ 20, tại làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực đã có những người đầu tiên làm nghề phở. Từ làng quê của mình họ lên thành phố Nam Định, Hà Nội... đến các nơi để làm nghề.
Từ làng Vân Cù, ngày nay nghề bán phở đã phủ khắp đến nhiều làng xã khác ở huyện Nam Trực và tỉnh Nam Định. Với rất đông số người, số hộ tham gia, xem như là sinh kế chính để kiếm ăn, hành nghề ở mọi miền đất nước và đã tạo ra thương hiệu "Phở Nam Định".

Hàng phở, bát phở trong đó rất nhiều do người Nam Định làm ra, làm chủ là hình ảnh rất thân quen, gần gũi, trở thành một nét văn hóa, được cả những người đến từ các quốc gia khác, nền văn hóa khác, thói quen ăn uống khác được đón nhận và nhiều người yêu thích.
Phở Nam Định đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người Nam Định, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ “Phở Nam Định”.
Nghề làm phở không chỉ đơn thuần là một nghề mưu sinh. Phở cũng không đơn thuần chỉ là một món ăn sáng. Với đặc tính ngon, rẻ, tiện lợi với người Việt, bát phở, hàng phở, trong đó rất nhiều do người Nam Định làm ra, làm chủ là hình ảnh rất thân quen, gần gũi, hơn thế đã trở thành một nét văn hóa, được cả những người đến từ các quốc gia khác nhau, nền văn hóa khác nhau, thói quen ăn uống cũng khác nhau, họ đều đón nhận và yêu thích.
Trước đó, tại TP Nam Định đã diễn ra lễ khai mạc Festival Phở 2024 với chủ đề "Con đường phở Việt". Festival Phở 2024 được tổ chức nhằm nâng tầm vị thế phở trở thành một thương hiệu, từ đó tôn vinh nghề phở là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; hướng tới đề nghị cấp thẩm quyền cho phép xây dựng hồ sơ trình UNESCO ghi danh trong Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đề nghị ghi danh Phở Hà Nội là di sản văn hoá phi vật thể
Kinhtedothi – Chiều 29/11, Sở VH&TT Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Giao lưu văn hoá ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế”.

Lễ hội đình Tường Phiêu là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
Kinhtedothi - Thông tin từ UBND huyện Phúc Thọ cho biết, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa ban hành quyết định về việc công nhận lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ hội Đền thờ Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan được công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể Quốc gia
Kinhtedothi-Dòng họ Nguyễn Cảnh, có hơn 600 năm lịch sử phát triển, từ Đông Triều (Quảng Ninh) đến định cư trên đất Nghệ An.