Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: Giá phân bón tăng phi mã, nông dân khó càng thêm khó

Kinhtedothi - Giá phân bón ở mức cao, có loại tăng gấp đôi đã gây ra áp lực lớn cho ngành nông nghiệp. Trong bối cảnh phải đối diện nhiều nguy cơ như dịch bệnh, thời tiết... chi phí sản xuất tăng cao khiến nông dân vốn khó khăn lại càng khó khăn.

Mấy chục năm làm nông nghiệp, chưa bao giờ ông Nguyễn Hồng Tự (xã Bình Dương, huyện Bình Sơn) thấy giá phân bón tăng cao như mấy tháng qua. “Trước giờ, giá vật tư nông nghiệp có tăng thì cũng tăng từ từ, nhưng khoảng 5 tháng qua, giá phân bón tăng chóng mặt, thậm chí gấp đôi so với thời điểm trước”, ông Tự than phiền.

Giá phân bón đang tăng cao, có loại tăng gấp đôi so với trước.

Theo ông Tự, khó khăn càng thêm chồng chất vì cuối tháng 12/2021, mưa lớn kéo dài đã làm nhiều cây vụ Đông Xuân bị hư hại, thối giống, nông dân phải gieo sạ, trồng tỉa lại. Chắc chắn trong vụ lúa Đông Xuân năm nay, nông dân sẽ không có lợi nhuận, bởi bị thiệt hại do thiên tai và giá phân bón tăng cao.

Một khu vực  ở huyện Bình Sơn vừa xuống giống đã bị hư hỏng do mưa lớn kéo dài.

“Giá phân bón tăng quá cao trong khi giá lúa bán ra không tăng. Chưa kể những rủi ro về sâu bệnh, thiên tai. Rồi không biết có thu được đồng lãi nào không, nhưng nông dân chúng tôi không làm ruộng thì biết làm gì được”, ông Tự trăn trở.

Chị Nguyễn Thị Hoa (xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành) cũng không giấu được lo lắng vì chưa bao giờ giá phân bón tăng cao như thế.

“Bao phân Urê loại 50kg, với giá 980.000 đồng, cao gấp đôi so với vụ trước. Thuốc diệt cỏ tháng trước có giá 50.000 đồng/chai thì giờ đã 75.000 đồng. Mỗi sào ruộng nông dân phải mất thêm từ 200.000 - 300.000 đồng chi phí đầu tư, trong khi đó, giá lúa lại không tăng. Không lẽ bỏ ruộng chứ trồng lúa với giá cả thế này thì không có lãi”, bà Hoa buồn bã.

Nông dân xuống giống vụ Đông Xuân 2021 - 2022.

Thời điểm hiện tại, nông dân trong tỉnh Quảng Ngãi đã xuống giống vụ Đông Xuân 2021 - 2022. Tuy nhiên, chưa bao giờ sản xuất nông nghiệp của tỉnh lại phải đối mặt với nhiều thách thức như vụ này.

Thông thường, ở các vụ Đông Xuân trước, bà con nông dân chỉ lo về 2 vấn đề chính là thiếu nước và rét đậm, rét hại đầu vụ. Nhưng vụ Đông Xuân 2021 - 2022 có thêm 2 thách thức lớn là đại dịch Covid-19 và giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, đặc biệt phân bón.

Khảo sát tại các đại lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cho thấy, giá các loại phân bón đang ở mức rất cao. Cụ thể như: Vụ Đông Xuân năm trước, giá phân Urê dao động từ 430.000 - 450.000 đồng/bao. Nhưng bước vào vụ sản xuất Đông Xuân năm nay, giá các loại phân bón trên thị trường đều tăng đột biến, từ 1,5 - 2 lần. Thời điểm này, phân Urê có giá 980.000 đồng/bao; phân NPK từ 900.000 - 1 triệu đồng/bao.

Theo ông Nguyễn Quang Trung – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, trước thực trạng giá phân bón tăng cao, khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón tiết kiệm, tăng tỷ trọng phân bón hữu cơ trong chăm sóc cây trồng. “Ngành sẽ tăng cường hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón theo đúng quy trình kỹ thuật. Khuyến khích nông dân sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý phụ phẩm nông nghiệp tạo phân hữu cơ bón cho cây trồng”, ông Nguyễn Quang Trung cho hay.

Theo Bộ Công thương, phân bón là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, nhưng việc bình ổn rất khó khăn khi nguyên nhân tăng giá chủ yếu là do giá nguyên liệu tăng dẫn đến giá thành tăng. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chi phí vận tải trong nước và thế giới, nhất là cước tàu biển cũng tăng mạnh khiến chi phí đầu vào tăng.

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin tài trợ