Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Signal được đối tượng lừa đảo dùng làm nền tảng liên lạc chính

Kinhtedothi - Cục An toàn thông tin cảnh báo các đối tượng lừa đảo đang chuyển từ Telegram sang dùng Signal làm nền tảng liên lạc lừa đảo chính.

Từ ngày 30/12 đến ngày 5/1, 3 hình thức lừa đảo đang được đối tượng sử dụng nhiều trên không gian mạng Việt Nam.

- Chiêu thức lừa đảo đổi tiền trên mạng:

Lợi dụng khoảng thời gian cận Tết, nhu cầu đổi tiền của người dân, các đối tượng đã sử dụng những thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, nhiều người giao dịch đổi tiền mới nhưng nhận lại tiền đổi không đủ như cam kết, thậm chí là tiền giả. Nhiều người sau khi chuyển khoản xong, đối tượng đã bùng cọc và chặn liên lạc.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân không đổi tiền của người không quen biết, không đổi tiền qua mạng xã hội, tránh tiếp tay cho các hành vi lừa đảo.

Với các dịch vụ trên mạng xã hội, người dân cần kiểm tra trước khi giao dịch; cảnh giác với các dịch vụ yêu cầu chuyển tiền trước khi nhận hàng.

Khi phát hiện các đối tượng có hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả hay các hành vi lừa đảo, trục lợi khác, cần kịp thời trình bào cơ quan công an để ngăn chặn xử lý.

Signal được đối tượng lừa đảo dùng làm nền tảng liên lạc chính

- Chiêu thức lừa đảo qua ứng dụng Signal

Các chuyên gian an ninh mạng vừa cảnh báo về chiến dịch lừa đảo trên nền tảng nhắn tin, gọi điện miễn phí và được mã hóa 2 chiều- Signal.

Theo đó, các đối tượng mạo danh người khác, gửi đường link chứa mã độc để lừa đảo... thậm chí giả mạo cơ quan nhà nước, nhân viên ngân hàng, công ty tài chính để yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần cảnh giác khi sử dụng Signal cũng như các nền tảng mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí khác. Cần kiểm tra danh tính và không chia sẻ thông tin nhạy cảm trên mạng, không ấn vào đường link lạ.

- Chiêu thức mạo danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo

Đây không phải là hình thức mới nhưng nhiều người không có kinh nghiệm vẫn rơi vào bẫy lừa đảo.

Theo đó, các đối tượng gọi điện, nhắn tin cho khách hàng dưới danh nghĩa nhân viên ngân hàng để thông báo các gói vay ưu đãi hoặc cập nhật thông tin tín dụng. 

Sau đó, đối tượng yêu cầu người vay cung cấp các thông tin cá nhân như số CCCD, số tài khoản ngân hàng, mức thu nhập, mục đích vay… Khi người dân làm theo hướng dẫn, các đối tượng sẽ chặn liên lạc và chiếm đoạt tiền.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng, không làm theo hướng dẫn của người lạ. Cần xác minh rõ danh tính đối tượng cũng như gọi tới số điện thoại chính thức của ngân hàng để xác minh chính xác thông tin, không truy cập đường dẫn lạ cũng như ứng dụng không rõ nguồn gốc.

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Cách xóa dung lượng khác trên iPhone

Cách xóa dung lượng khác trên iPhone

18/01/2025 | 19:01

Kinhtedothi - Dữ liệu “Khác” trên iPhone khiến nhiều người dùng cảm thấy bối rối khi thấy nó chiếm khá nhiều bộ nhớ, mà lại không thể xác định rõ ràng là loại dữ liệu gì. Vậy làm thế nào để xóa những dữ liệu đó?

Tin tài trợ