Tạo bệ phóng thương mại điện tử Tây Nguyên cất cánh
kinhtedothi - Chiều ngày 19/7, Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức buổi họp báo phát động Chương trình “Bệ phóng thương mại điện tử Tây Nguyên”.
Chương trình “Bệ phóng thương mại điện tử Tây Nguyên" nhằm mục tiêu đào tạo về thương mại điện tử chuyển sâu cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vừa và nhỏ trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên.
Theo đó, Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số tổ chức đào tạo, tập huấn cho hơn 1.500 doanh nghiệp, hộ kinh doanh vừa và nhỏ trên địa bản 5 tỉnh Tây Nguyên theo hình thức online to offline.
Thông qua các buổi tập huấn, các chuyên gia thương mại điện tử sẽ truyền đạt những kinh nghiệm, bài học thực tế trong quá trình kết nối tiêu thụ hàng hóa trên sàn thương mại điện tử. “Chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là sự kiện kết nối hiệu quả giữa doanh nghiệp sản xuất với các đơn vị bán lẻ và cung ứng dịch vụ thương mại điện tử 5 tỉnh Tây Nguyên”– Giám đốc Ecomviet Nguyễn Văn Thành nêu rõ.
Theo số liệu của Amazon Global Selling cho thấy, trong giai đoạn từ 2020 - 2021 thương mại điện tử Việt Nam ở nhiều ngành hàng, đặc biệt ngành Home Decor đã tăng gần 500%. Thị trường nội địa các thương hiệu như Shopee, Tiki, Lazada… tăng 15-20%.
Nhằm hỗ trợ hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, triển khai hiệu quả thương mại điện tử, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp, tổ chức liên quan tổ chức hoạt động đào tạo, kết nối hiệu quả. Cục trưởng Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số Đặng Hoàng Hải kỳ vọng chương trình "Bệ phóng thương mại điện tử Tây Nguyên” sẽ trở thành điểm khởi đầu cho những hoạt động hỗ trợ chuyên sâu, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử.
Tại buổi họp báo, Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số đã kết thỏa thuận hợp tác, đào tạo tập huấn cho doanh nghiệp 5 tỉnh Tây Nguyên với Công ty Cổ phần Công nghệ Ladipage Việt Nam, Công ty TNHH Đào tạo DC Uni, Công ty TNHH Anneco, Công ty Cổ phần Khoa học dữ liệu, Công ty TNHH Du lịch đường sắt Ratraco Travel…
Thương mại điện tử Việt Nam: Thời của thị trường ngách
Kinhtedothi - Từ đầu năm 2022, thị trường thương mại điện tử Việt Nam liên tục đón nhận những khoản đầu tư triệu USD. Tuy nhiên số tiền này thay vì rót cho những tên tuổi lớn như Shopee hay Lazada thì lại có điểm đến là các dự án tập trung khai thác mảng ngách của lĩnh vực.
Các doanh nghiệp bán lẻ Hà Nội đẩy mạnh thương mại điện tử
Theo Kế hoạch về phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố năm 2022, Hà Nội phấn đấu mục tiêu doanh số thương mại điện tử B2C (giao dịch giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng) chiếm 11% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn