Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thách thức từ người trong cuộc

Kinhtedothi - Trong bóng đá, trọng tài được gọi là “Vua”, còn các giám sát được ví là “Thái thượng hoàng”.

Những cánh tay nối dài của Ban tổ chức (BTC) giải có quyền lực vô song mà ngay cả các trọng tài và đội bóng cũng phải nể sợ. Thế nhưng, mới đây, vị quyền Chủ tịch trẻ tuổi của CLB TP Hồ Chí Minh là Lê Công Vinh đã có một hành động mà xưa nay không mấy người dám là thách thức vị giám sát lão làng Đoàn Phú Tấn. Công Vinh sau khi phản ứng với cách điều hành của trọng tài bị ông Tấn nhắc nhở đã thẳng thừng tuyên bố: “Chú là cái chi. Thích thì tôi đưa lên công luận!”.

Trong làng bóng đá, ông Tấn là nhân vật đầy quyền lực khi được coi là “thầy của giới trọng tài và giám sát”. Thế nhưng, bất chấp quyền lực và tuổi tác của ông Tấn, Công Vinh đã có những phản ứng bị cho là “đi ngược với lẽ thường”. Nhiều người nói rằng, sở dĩ có cái gan “thách thức cả Thái thượng hoàng” là bởi Công Vinh nhận được sự ủng hộ của những nhân vật quyền lực cũng như rất biết cách sử dụng công luận nhằm có lợi nhất cho mình.

Việc các đội bóng thể hiện sự bất phục, thậm chí là thách thức quyền lực với BTC giải giờ không còn là chuyện hiếm. Cách đây không lâu, lãnh đạo FLC Thanh Hóa đã ra tối hậu thư với BTC giải là hoặc phải giảm án cho cầu thủ Omar, hoặc họ sẽ rút lui khỏi giải. Không hiểu vì áp lực từ đội bóng hay vì lý do nào khác mà ngay sau đó, Ban Khiếu nại VFF đã giảm án cho cầu thủ FLC Thanh Hóa từ cấm thi đấu 8 trận xuống còn 6 trận. Có một thực tế là giờ các đội bóng rất hay phản ứng lại những quyết định từ BTC giải. Cầu thủ sai phải nhận án phạt, đội bóng cũng phản ứng vì cho rằng án phạt quá nặng...

Trước mùa giải này, VFF thể hiện sự quyết tâm chống lại nạn bạo lực sân cỏ. Họ đưa ra những quy định nặng hơn so với mùa trước đối với các hành vi bạo lực sân cỏ. Để các đội bóng và cầu thủ hiểu về quy định mới, VFF đã gửi các đoàn cán bộ đến địa phương giảng luật. Đáng nói là quyết tâm này đã nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt từ các đội bóng với mong muốn tạo ra một sân chơi sạch và đẹp. Thế nhưng, khi hữu sự, chính những đội bóng từng khẳng định làm sạch nền bóng đá lại phản ứng với các quyết định kỷ luật của VFF mạnh nhất.

Người ta nói rằng, các đội bóng sở dĩ đi ngược lại tinh thần mà mình đã tuyên bố là do áp lực về thành tích. Đơn cử như FLC Thanh Hóa trong một khoảng thời gian ngắn đã mất 2 cầu thủ quan trọng vì án phạt thì khó lòng mà ngồi yên ủng hộ VFF. Họ phản ứng dù biết rằng nó đi ngược lại tinh thần của bóng đá chuyên nghiệp cũng chỉ nhằm giảm thiểu tối đa tổn thất của mình. Họ chỉ trích BTC giải, không thừa nhận sai lầm của cầu thủ và tự biến mình thành nạn nhân của những âm mưu nơi hậu trường. Nhưng chắc chắn một điều, những phản ứng thiếu chuyên nghiệp ấy sẽ chẳng đi đến đâu. Và giải pháp tối ưu nhằm bảo vệ quyền lợi của các đội bóng chính là tuân thủ triệt để luật lệ mà BTC giải đưa ra.

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Chuyên nghiệp hóa taekwondo Hà Nội

Chuyên nghiệp hóa taekwondo Hà Nội

16/01/2025 | 16:14

Kinhtedothi - Khép lại năm 2024, taekwondo Hà Nội ngày càng phát triển rộng khắp, quy củ và chất lượng. Chuyên nghiệp hóa các hoạt động của taekwondo Hà Nội là nhiệm vụ trọng tâm được Liên đoàn Taekwondo Hà Nội đặt ra trong năm 2025.

V-League 2024-2025 sôi động trở lại sau ASEAN Cup 2024

V-League 2024-2025 sôi động trở lại sau ASEAN Cup 2024

13/01/2025 | 13:46

Kinhtedothi - Sau hơn 1 tháng tạm nghỉ ưu tiên cho tuyển Việt Nam thi đấu ở ASEAN Cup 2024, sân chơi V-League 2024-2025 sẽ trở lại vào giữa tháng 1/2025. Ngoài các trận đấu của vòng 10 V-League 2024-2025 diễn ra từ ngày 17/1 còn có trận đấu sớm của vòng 12 khi Thanh Hóa gặp Nam Định.

Tin tài trợ