Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thầy và trò cùng vội

rnThay vì thi 8 môn như năm 2016, trong kỳ thi THPT quốc gia năm tới, thí sinh sẽ thi 5 bài, gồm 3 bài độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp gồm Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Đây là thay đổi lớn khiến cả giáo viên, phụ huynh và học sinh (HS) THPT như… “ngồi trên đống lửa”.

Vì vậy, ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố chính thức phương án thi THPT quốc gia năm 2017 (chiều 28/9), chiều 29/9, khá nhiều trường THPT tại Hà Nội (Yên Hòa, Phan Huy Chú, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn…) đã tổ chức họp các tổ chuyên môn và giáo viên (GV) chủ nhiệm lớp 12 vào cuối ngày để thảo luận và lên kế hoạch ôn tập ngay cho HS.
 Ảnh minh họa
Tham khảo ý kiến của GV và HS cho thấy, lo lắng nhiều nhất nằm ở bài thi tổ hợp. Bởi số lượng môn học, khối lượng kiến thức phải học rất nhiều, trong khi đó chỉ còn chưa đầy 9 tháng để HS ôn tập. Đó là chưa kể còn phải dành thời gian ôn tập những môn trắc nghiệm, đặc biệt là môn Toán. Phần lớn GV cho biết, sẽ chọn cách hướng dẫn HS tự xây dựng đề cương theo cách hỏi – đáp với yêu cầu đề cương phủ được khối lượng kiến thức nằm trong phạm vi sẽ ra đề thi. Bên cạnh đó, sẽ xây dựng bài thi cho HS làm quen theo hướng tổ hợp kiến thức các môn. Đây cũng đồng thời rèn kỹ năng làm bài, phân bố thời gian làm bài trắc nghiệm cho HS. Có GV dạy Lịch sử còn khẳng định, dạy theo chuyên đề sẽ phù hợp với cách thi trắc nghiệm.        
Riêng môn Toán, thì sau khi có quyết định của Bộ, các GV đã nhanh chóng chuyển hướng ôn tập cho HS sang kiểu trắc nghiệm. Vẫn bám sát chương trình cơ bản, song thay vì rèn cách lập luận, trình bày bài giải, GV dành thời gian rèn cho HS cách tính nhanh, phép thử, khả năng phán đoán, loại bỏ… để tìm được câu trả lời đúng.
Bản thân Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã có văn bản gửi hiệu trưởng các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP triển khai công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 này. Theo đó, các trường tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá, hướng dẫn HS ôn tập để nắm vững kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu tối thiểu, tránh học tủ, học vẹt; tập trung cho HS tập dượt, làm quen với hình thức thi trắc nghiệm các môn Toán, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân. Cũng trong thời gian này, các nhà trường cần điều chỉnh phương pháp dạy, học, kiểm tra đối với HS khối 10 và 11 để đáp ứng những yêu cầu về đổi mới thi theo lộ trình của Bộ GD&ĐT.
Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin tài trợ