Tiết lộ lý do quốc gia châu Phi rút khỏi OPEC
Kinhtedothi - Angola tuyên bố sẽ rời Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sau 16 năm do bất đồng về hạn ngạch sản xuất “vàng đen”.

Theo đài RT, Bộ trưởng Dầu mỏ Angola Diamantino Azevedo vừa cho biết, nước này sẽ rút khỏi OPEC do nhận thấy tư cách thành viên khối không còn phục vụ lợi ích của quốc gia châu Phi này.
Bộ trưởng Azevedo xác nhận báo cáo liên quan đến việc này được hãng thông tấn ANGOP đưa trước đó, đồng thời nhấn mạnh: “Đây không phải là một quyết định được đưa ra một cách thiếu cân nhắc. Hiện là thời điểm phù hợp để chúng tôi phải có hành động dứt khoát”.
Bloomberg dẫn lời ông Azevedo lưu ý thêm: “Vai trò của chúng tôi trong OPEC không liên quan đến việc rút khỏi liên minh dầu mỏ”.
Mâu thuẫn giữa Angola với lãnh đạo OPEC nổi lên từ đầu mùa Hè năm nay, khi liên minh yêu cầu quốc gia châu Phi cắt giảm hạn ngạch sản xuất vào năm 2024.
Tại phiên họp chính sách hồi đầu tháng 11 vừa qua, OPEC đã áp hạn ngạch ở mức 1,1 triệu thùng dầu mỗi ngày đối với Angola - thấp hơn nhiều so với năng lực sản xuất hiện tại của nước này.
Angola gia nhập OPEC năm 2007, sản xuất khoảng 1,1 triệu thùng dầu mỗi ngày, trong khi tổng sản lượng toàn nhóm là 28 triệu thùng. Angola là nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 tại châu Phi, sau Nigeria.
Theo Bloomberg, Angola đã chứng kiến sản lượng giảm khoảng 40% trong 8 năm qua, xuống còn khoảng 1,14 triệu thùng/ngày. Theo Bloomberg, lý do là nước này không đầu tư đủ vào các mỏ dầu nước sâu, lạc hậu.
Trước Angola, một số thành viên khác đã rời OPEC trong những năm gần đây vì nhiều lý do, gồm Qatar, Indonesia và gần nhất là Ecuador.

OPEC+ tiếp tục siết nguồn cung dù giá dầu chạm đỉnh 4 tháng
Kinhtedothi - Giá dầu thế giới trong tháng 7 đã tăng hơn 14% so với tháng 6 và ghi nhận mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 1/2022 do nguồn cung thắt chặt.

OPEC+ sẽ chặn đứng đà lao dốc của giá dầu?
Kinhtedothi - Với việc giá dầu Brent giảm về quanh mức 80 USD/thùng, nhiều nhà phân tích dự đoán OPEC+ sẽ phải cân nhắc các giải pháp mới để hỗ trợ giá dầu.

Tổng thống Brazil hé lộ mục tiêu đặc biệt khi tham gia OPEC+
Kinhtedothi - Tổng thống Brazil cho biết nước này gia nhập OPEC+ với mục đích thuyết phục các nước sản xuất dầu lớn chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi năng lượng mà không cần nhiên liệu hóa thạch.