Tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng
Kinhtedothi - Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh giáo dục đại học và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non. Thời gian xin ý kiến đến ngày 22/11/2024.
Thông tư nêu rõ, chỉ tiêu tuyển sinh được xác định và thực hiện cho từng năm, theo từng ngành, nhóm ngành, trình độ, hình thức đào tạo tại trụ sở chính và từng phân hiệu, bảo đảm phù hợp với năng lực của cơ sở đào tạo, nhu cầu thị trường lao động, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từng vùng, địa phương.

Chỉ tiêu được xác định và thực hiện bảo đảm quy mô đào tạo cuối năm tuyển sinh (dự kiến và thực tế) đáp ứng các tiêu chí về tỷ lệ diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo trên tổng số người học chính quy quy đổi tại trụ sở chính và từng phân hiệu không nhỏ hơn 2,8m2; tỷ lệ người học quy đổi trên giảng viên toàn thời gian đối với từng nhóm ngành và từng ngành của cơ sở đào tạo không lớn hơn 40.
Đội ngũ giảng viên, nhân lực hỗ trợ, cơ sở vật chất, công nghệ, học liệu đáp ứng quy định của chuẩn chương trình đào tạo áp dụng cho ngành, nhóm ngành và trình độ đào tạo tương ứng.
Thông tư nhấn mạnh: chỉ tiêu tuyển sinh của một ngành, nhóm ngành trình độ đại học, ngành chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 tại trụ sở chính và phân hiệu không được tăng so với chỉ tiêu và số thực tuyển của năm trước liền kề trong trường hợp tỷ lệ thôi học năm đầu cao hơn 15%; tỷ lệ người tốt nghiệp có việc làm thấp hơn 70%.
Về quy trình xác định chỉ tiêu tuyển sinh, dự thảo thông tư quy định: hàng năm, chậm nhất ngày 15/1, cơ sở đào tạo hoàn thành cập nhật số liệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học (HEMIS); chậm nhất ngày 31/3, cơ sở đào tạo hoàn thành xác định, cập nhật chỉ tiêu tuyển sinh trên hệ thống phần mềm quản lý chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Chậm nhất ngày 31/5 Bộ GD&ĐT quyết định và thông báo chỉ tiêu đối với từng cơ sở.
Dự thảo thông tư cũng quy định về việc điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu. Theo đó, riêng với các ngành đào tạo giáo viên, dự thảo nêu: trước ngày 31/8 của năm tuyển sinh, cơ sở đào tạo được đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét, quyết định điều chỉnh chỉ tiêu, bảo đảm chỉ tiêu mỗi ngành không thay đổi quá 20% so với chỉ tiêu đã thông báo và tổng chỉ tiêu không vượt quá chỉ tiêu đã thông báo.
Bạn đọc xem dự thảo Thông tư TẠI ĐÂY

Xét tuyển sớm – nguyên nhân gây mất công bằng trong tuyển sinh?
Kinhtedothi – Xét tuyển sớm là phương thức xét tuyển đã và đang được hầu hết các cơ sở đào tạo sử dụng để tuyển sinh. Với phương thức này, thí sinh có thể biết mình trúng tuyển đại học trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Tuyển sinh đại học 2024: thí sinh xét tuyển bổ sung cần lưu ý gì?
Kinhtedothi – Tại kỳ tuyển sinh đại học 2024, cả cơ sở đào đạo và thí sinh đều được trao nhiều quyền lựa chọn. Các trường có nhiều phương thức xét tuyển để chọn thí sinh và ngược lại, thí sinh cũng được đưa ra những quyết định chọn lựa của mình.

Bộ GD&ĐT: mọi chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đều được tính toán kỹ
Kinhtedothi – Liên quan đến đề xuất chính sách cộng điểm ưu tiên tại kỳ thi vào lớp 10 cho con của những người hoạt động cách mạng trước năm 1945, đại diện ban soạn thảo thông tư tuyển sinh THCS và THPT cho biết, nội dung này đã được tính toán kỹ.